Mức hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã thay đổi như thế nào? Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) là gì?

Mức hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã thay đổi như thế nào? Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) là gì? Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)? - Câu hỏi của anh Nhân (Bình Dương).

Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) thì:

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Kế thừa quy định như nội dung quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013.
Sửa đổi tên chế độ “hỗ trợ học nghề” thành “hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề”.
Bổ sung thêm chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi

Theo khoản 1 Điều 42 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Theo đó, nếu Dự thảo được thông qua thì người tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng các chế độ bao gồm:

- Trợ cấp thất nghiệp;

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;

- Hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi.

Trước ngày 01/01/2015 (ngày Luật Việc làm 2013 có hiệu lực) thì các quy định về bảo hiểm thất nghiệp được xuất hiện đầu tiên trong Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và được áp dụng từ ngày 01/01/2009

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có quy định như sau:

Các chế độ bảo hiểm xã hội
...
3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ học nghề;
c) Hỗ trợ tìm việc làm.

Theo đó, giai đoạn trước ngày 01/01/2015, người tham gia bảo hiểm thất nghiệp chỉ được hưởng 3 chế độ như trên.

Bảo hiểm thất nghiệp thay đổi như thế nào?

Mức hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã thay đổi như thế nào? Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)?

Mức hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã thay đổi như thế nào theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)?

Trợ cấp thất nghiệp

Theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) thì:

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
Kế thừa quy định như nội dung quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013.
Sửa đổi quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đảm bảo phù hợp với chủ trương bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

+ Tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

+ Tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trước đây, theo khoản 1 Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có quy định mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Theo đó, cơ bản mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp không đổi, chỉ thêm quy định về giới hạn tối đa đối với mức hưởng.

Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) thì:

Tư vấn, giới thiệu việc làm
Kế thừa quy định như nội dung quy định tại Điều 54 Luật Việc làm 2013.
Sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp đều được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

Theo Điều 54 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:

Tư vấn, giới thiệu việc làm
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

Trước đây, Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:

Hỗ trợ tìm việc làm
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

Theo đó, cơ bản quy định vẫn giữ nguyên tinh thần hỗ trợ tìm kiếm việc làm miễn phí cho người lao động, Dự thảo chỉ quy định làm rõ hơn đối tượng được hưởng chế độ này.

Hỗ trợ học nghề

Theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) thì:

Thời gian, mức hỗ trợ học nghề
Kế thừa quy định như nội dung quy định tại Điều 56 Luật Việc làm 2013.
Bổ sung quy định người lao động được hỗ trợ hỗ trợ chi phí học nghề và chi phí khác (đi lại, sinh hoạt phí,…) theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Dự thảo bổ sung thêm khoản người lao động được hỗ trợ là các chi phí khác như sinh hoạt phí, chi phí đi lại.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Việc làm 2013 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg thì kể từ 15/5/2021 mức hỗ trợ học nghề như sau:

- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.

Trước đó, theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 77/2014/QĐ-TTg thì từ 01/01/2015 mức hỗ trợ học nghề quy định như sau:

Mức hỗ trợ học nghề
1. Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.
Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.
...

Theo Điều 83 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Quyết định 55/2013/QĐ-TTg quy định như sau:

Mức, thời gian và phương thức hỗ trợ học nghề
1. Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
a) Đối với người tham gia các khóa học nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế;
b) Đối với người tham gia các khóa học nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/người/tháng; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế.
...

Theo đó, kể từ khi áp dụng quy định hỗ trợ học nghề cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đến nay thì mức hỗ trợ đã tăng đáng kể, cơ bản phù hợp với nhu cầu thực tế và mức chi phí hiện tại.

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) thì:

Điều kiện, thời gian và mức hỗ trợ
Kế thừa quy định như nội dung quy định tại Điều 47 Luật Việc làm 2013.
Sửa đổi điều kiện hỗ trợ theo hướng bỏ nội dung “gặp khó khăn do suy giảm kinh tế”, quy định rõ người sử dụng lao động được hỗ trợ khi gặp khó khăn trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo quy định của pháp luật lao động hoặc trong trường hợp thực hiện cam kết chuyển đổi năng lượng.

Theo đó, mức hưởng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. sẽ không có gì thay đổi so với quy định hiện nay.

Theo khoản 3 Điều 47 Luật Việc làm 2013 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động như sau:

- Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

Trước đây, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người tham gia bảo hiểm thất nghiệp không có chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)?

Theo quy định tại Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) thì:

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Kế thừa quy định như nội dung quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013.
Sửa đổi, bổ sung quy định đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm người lao động có giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động xác định, không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên.

Theo đó, sự sửa đổi quy định tại Dự thảo về đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm phù hợp với Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:

- Người lao động có giao kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Người lao động có giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên.

Bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hướng dẫn thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp đơn giản như thế nào?
Lao động tiền lương
Việc lãnh bảo hiểm thất nghiệp của viên chức có bị chấm dứt khi hưởng lương hưu hằng tháng không?
Lao động tiền lương
04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động thất nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh thì giải quyết bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Lao động tiền lương
Làm part time đóng bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu phần trăm?
Lao động tiền lương
Làm thế nào hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi công ty không có người đại diện?
Lao động tiền lương
Từ 15/2/2024, NLĐ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi được xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp như thế nào?
Lao động tiền lương
Chính thức có Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp năm 2024?
Lao động tiền lương
Tổng hợp 6 hướng dẫn mới về hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ 15/02/2024?
Lao động tiền lương
Từ 15/2/2024, thay đổi cách tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm thất nghiệp
720 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm thất nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào