Mức hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là bao nhiêu?
- Mức hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động gồm những gì?
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm các nội dung nào?
Mức hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ là bao nhiêu?
Tại Điều 15 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
3. Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Như vậy, mức hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá 01 triệu đồng/người/tháng.
Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ khi khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động gồm những gì?
Tại Điều 26 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động bao gồm các nội dung cơ bản sau: Ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tình hình sản xuất, kinh doanh; số lao động tại thời điểm đề nghị hỗ trợ; những khó khăn, nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh; nguy cơ phải cắt giảm số lao động; nhu cầu kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt.
2. Phương án thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Giấy tờ chứng minh không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Văn bản xác nhận của tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động bao gồm những giấy tờ nêu trên.
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm các nội dung nào?
Tại Điều 13 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
3. Tổng số lao động của đơn vị, số lao động có nguy cơ bị cắt giảm tại thời điểm đề nghị hỗ trợ (không bao gồm người lao động có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng), số lao động đề nghị được hỗ trợ.
4. Nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh.
5. Tổng kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động (có dự toán chi tiết kèm theo bao gồm các chi phí để thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
6. Cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt.
Như vậy, văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm 05 nội dung nêu trên.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?