Mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung là bao nhiêu theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất?
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì?
Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lưc từ 01/07/2025) quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Trợ cấp hưu trí xã hội là loại hình bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm cho người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
3. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tham gia.
4. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà công dân Việt Nam tự nguyện tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung là loại hình bảo hiểm mang tính chất tự nguyện theo nguyên tắc thị trường nhằm bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ đóng góp của người sử dụng lao động hoặc của người sử dụng lao động và người lao động.
6. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
7. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
8. Người thụ hưởng là đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
...
Theo đó bảo hiểm hưu trí bổ sung là loại hình bảo hiểm mang tính chất tự nguyện theo nguyên tắc thị trường nhằm bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ đóng góp của người sử dụng lao động hoặc của người sử dụng lao động và người lao động.
Mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung là bao nhiêu theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung là bao nhiêu theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất?
Theo Điều 125 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lưc từ 01/07/2025) quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm hưu trí bổ sung
1. Mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung do người sử dụng lao động và người lao động tự nguyện thỏa thuận.
2. Khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung được quản lý theo từng tài khoản hưu trí cá nhân.
3. Hoạt động quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch và phải bảo đảm đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
4. Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định trên cơ sở số dư tài khoản hưu trí cá nhân tại thời điểm chi trả, được tích lũy thông qua hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung theo nguyên tắc thị trường.
Như vậy mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ do người sử dụng lao động và người lao động tự nguyện thỏa thuận.
Nhà nước có các chính sách gì về bảo hiểm hưu trí bổ sung theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất?
Theo Điều 127 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lưc từ 01/07/2025) quy định:
Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung
1. Khuyến khích phát triển bảo hiểm hưu trí bổ sung thông qua các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Hoàn thiện pháp luật và chính sách về bảo hiểm hưu trí bổ sung, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch; tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
3. Chính phủ quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo đó Nhà nước khuyến khích phát triển bảo hiểm hưu trí bổ sung thông qua các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.
Nhà nước hoàn thiện pháp luật và chính sách về bảo hiểm hưu trí bổ sung, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch; để tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
Chính phủ sẽ quy định cụ thể về bảo hiểm hưu trí bổ sung.
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?