Mức chi của cơ quan Công đoàn cho công tác khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động tại Tòa án thế nào?
Mức chi của cơ quan Công đoàn cho công tác khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động tại Tòa án thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy định kèm theo Quyết định 1411/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định chi cho công tác khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án của cơ quan Công đoàn như sau:
- Chi các cuộc họp, hội nghị, hội thảo thảo luận về vụ việc khởi kiện, tham gia tố tụng giải quyết vụ án lao động, việc lao động;
- Chi làm thêm giờ, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại công cộng,... cho cán bộ công đoàn thực hiện khởi kiện, tham gia tố tụng;
- Chi thuê luật sư ký hợp đồng tham gia tố tụng có thể chọn tính theo buổi làm việc (buổi làm việc tính là 1/2 ngày làm việc) hoặc theo hình thức khoán chi vụ việc tham gia tố tụng. Cụ thể như sau:
Theo buổi làm việc: mức chi tối đa 880.000 đồng/01 buổi, nhưng tối đa không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc. Cách tính buổi làm việc theo từng giai đoạn giải quyết vụ án, cụ thể như sau:
Tham gia giai đoạn sơ thẩm: tối đa 12 buổi tính từ khi khởi kiện đến giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án; tối đa 08 buổi tính từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm.
Tham gia giai đoạn phúc thẩm: tối đa 08 buổi.
Tham gia giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm: tối đa 7,5 buổi.
Theo hình thức khoán chi vụ việc:
Mức tối thiểu bằng 7.000.000 đồng/01 vụ việc và mức tối đa không quá 23.400.000 đồng/01 vụ việc (căn cứ vào tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và nội dung của từng vụ việc cụ thể).
Đối với các vụ án có tính chất phức tạp: Mức khoán chi do ban thường vụ công đoàn quyết định và ký kết hợp đồng thuê khoán việc toàn bộ theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chi thù lao cho chuyên gia, cộng tác viên được mời tư vấn cho công tác khởi kiện và tham gia tố tụng thực hiện theo hình thức hợp đồng khoán việc: Mức chi bằng 60% mức chi đối với luật sư;
- Chi bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn thực hiện công tác khởi kiện và tham gia tố tụng:
Cán bộ công đoàn là tư vấn viên pháp luật: Mức chi bằng 40% mức chi đối với luật sư;
Cán bộ công đoàn không là tư vấn viên pháp luật: Mức chi bằng 30% mức chi đối với luật sư.
- Các khoản phí phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các chi phí hành chính khác phục vụ trực tiếp cho việc tư vấn pháp luật, khởi kiện và tham gia tố tụng. Căn cứ để xác định chi phí hợp lý là biên lai thu phí, lệ phí, hóa đơn tài chính hoặc giấy biên nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tài chính;
- Chi khen thưởng hoàn thành giải quyết vụ án lao động, việc lao động, mang lại quyền lợi cho người lao động, tổ chức công đoàn: Mức chi 300.000 đồng/người/vụ đối với quy mô từ 01 đến 30 vụ; đối với quy mô trên 30 vụ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ nguồn tài chính quyết định theo quy mô, tính chất vụ việc.
Mức chi của cơ quan Công đoàn cho công tác khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động tại Tòa án thế nào? (Hình từ Internet)
Vụ án lao động được giải quyết theo thủ tục rút gọn trong trường hợp nào?
Theo Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023) quy định thì vụ án lao động được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ;
- Tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Thời hạn khiếu nại về quyết định đưa vụ án lao động ra xét xử theo thủ tục rút gọn là bao lâu?
Theo Điều 319 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn;
b) Hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo đó đương sự có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?