Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của công chức viên chức được xác định như thế nào?

Cho tôi hỏi là mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của công chức, viên chức được xác định như thế nào? Câu hỏi của anh T.T (Bình Dương).

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của công chức viên chức được xác định như thế nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, công chức, viên chức là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu đối với công chức, viên chức được xác định như sau:

- Trường hợp bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Trường hợp bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Trường hợp bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Trường hợp bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Trường hợp bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Trường hợp bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Trường hợp bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

- Trường hợp công chức viên chức vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.

Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trường hợp chưa đủ số năm theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định mà chuyển sang làm công việc khác mà đóng bảo hiểm xã hội có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu.

- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

- Trường hợp đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

Trường hợp chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của công chức viên chức được xác định như thế nào?

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của công chức viên chức được xác định như thế nào?

Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu không?

Căn cứ theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, trong trường hợp khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Công chức viên chức được hưởng tỷ lệ lương hưu hằng tháng tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
...

Theo đó, tỷ lệ lương hưu tối đa công chức viên chức được hưởng là 75%.

Lương hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiền lương hưu từ 01/7/2024 của nhóm đang làm việc với nhóm nghỉ hưu trước cải cách như thế nào?
Lao động tiền lương
Mức hưởng lương hưu từ 01/7/2024 sẽ thay đổi như thế nào khi không còn mức lương cơ sở?
Lao động tiền lương
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 nếu mức tham chiếu tăng hằng năm thì lương hưu có tăng theo không?
Lao động tiền lương
Mức tăng lương hưu từ 01/7/2024 có còn dựa theo mức lương cơ sở khi cải cách tiền lương hay không?
Lao động tiền lương
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 có làm chênh lệch lương hưu của người nghỉ hưu và người đang làm việc không?
Lao động tiền lương
Mức lương hưu từ 01/7/2024 dựa theo mức tham chiếu sẽ được điều chỉnh hằng năm đúng không?
Lao động tiền lương
Mức hưởng lương hưu từ 01/7/2024 được điều chỉnh theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế đúng không?
Lao động tiền lương
Tiền lương hưu từ 01/7/2024 giữa người nghỉ hưu và người đang làm việc có bị chênh lệch do tăng lương không?
Lao động tiền lương
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 làm chênh lệch mức hưởng giữa người nghỉ hưu và người đang làm việc thì giải quyết ra sao?
Lao động tiền lương
Lương hưu được tính như thế nào khi bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương hưu
1,361 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương hưu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào