Mọi cuộc đấu giá đều sẽ do đấu giá viên điều hành đúng không?
Mọi cuộc đấu giá đều sẽ do đấu giá viên điều hành đúng không?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về nguyên tắc đấu giá tài sản như sau:
Nguyên tắc đấu giá tài sản
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
4. Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Theo quy định thì cuộc đấu giá sẽ do đấu giá viên điều hành, tuy nhiên, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Như vậy, không phải cuộc đấu giá nào cũng đều do đấu giá viên điều hành.
Mọi cuộc đấu giá đều sẽ do đấu giá viên điều hành đúng không? (Hình từ Internet)
Hành vi nào của đấu giá viên sẽ bị pháp luật cấm?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
c) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
d) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
2. Nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho tổ chức khác sử dụng tên, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức mình để hành nghề đấu giá tài sản;
b) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
c) Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
d) Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
đ) Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá ngoài thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
...
Theo đó, những hành vi của đấu giá viên sẽ bị pháp luật cấm gồm:
- Đấu giá viên cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
- Đấu giá viên lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
- Đấu giá viên thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
- Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Đấu giá viên cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá để hành nghề đấu giá sẽ bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên như sau:
Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên để hành nghề đấu giá.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ và g khoản 3 và khoản 4 Điều này;
…
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Và căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
..
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
…
Như vậy, đấu giá viên cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá để hành nghề đấu giá sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, đấu giá viên còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 03 tháng đến 06 tháng.
Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả đối với đấu giá viên là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho người khác mượn chứng chỉ hành nghề đấu giá.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?