Mẫu viết hồ sơ xin việc làm công ty chuẩn và chi tiết nhất như thế nào?
Mẫu viết hồ sơ xin việc làm công ty chuẩn và chi tiết nhất như thế nào?
Mẫu viết hồ sơ xin việc làm công ty là tập hợp các tài liệu mà ứng viên chuẩn bị khi ứng tuyển vào một công ty. Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn không có quy định cụ thể Mẫu viết hồ sơ xin việc làm công ty cho người lao động.
Dưới đây là mẫu viết hồ sơ xin việc làm công ty chuẩn và chi tiết nhất cho người lao động tham khảo:
1. Đơn xin việc: Thư ngỏ gửi nhà tuyển dụng, thể hiện mong muốn ứng tuyển và giới thiệu ngắn gọn về bản thân.
>> Tải Mẫu viết đơn xin việc cho người có kinh nghiệm: Tại đây
>> Tải Mẫu viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường: Tại đây
2. CV (Curriculum Vitae): Bản tóm tắt thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tích.
Tải Mẫu viết CV xin việc đơn giản số 1: Tại đây
Tải Mẫu viết CV xin việc đơn giản số 2: Tại đây
3. Sơ yếu lý lịch: Bản khai thông tin cá nhân chi tiết, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, thông tin gia đình.
Tải Mẫu viết Sơ yếu lý lịch tự thuật: Tại đây
4. Bản sao CMND/CCCD: Xác minh danh tính.
5. Bằng cấp, chứng chỉ: Chứng minh trình độ học vấn và chuyên môn.
6. Giấy khám sức khỏe: Chứng nhận tình trạng sức khỏe đủ điều kiện làm việc.
7. Ảnh thẻ: Thường là ảnh 3x4 hoặc 4x6 để dán vào các giấy tờ liên quan.
8. Các giấy tờ khác do công ty yêu cầu
XEM THÊM:
Hồ sơ xin việc bao gồm giấy tờ gì?
Cách ghi đơn xin việc ấn tượng và chuẩn nhất
Mẫu viết hồ sơ xin việc làm công ty chuẩn và chi tiết nhất như thế nào?
Có cần phải chứng thực sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc làm công ty?
Tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP có quy định:
Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Theo đó, tờ khai lý lịch cá nhân được áp dụng để chứng thực chữ ký. Tuy nhiên, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực.
Không chỉ vậy, tại Công văn 1520/HTQTCT-CT năm 2014 có quy định:
...trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. ...
Thêm vào đó, tại Công văn 873/HTQTCT-CT năm 2017 quán triệt về chứng thực sơ yếu lý lịch, cụ thể
...
chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
...
Như vậy, tờ khai sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc làm công ty của cá nhân cần phải chứng thực. Tuy nhiên, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai sơ yếu lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng thực.
Chứng thực hồ sơ xin việc ở đâu?
Tại Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.
Theo đó người lao động có thể đi chứng thực hồ sơ xin việc tại:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;
- Phòng tư pháp cấp huyện.
Lưu ý: Người làm hồ sơ xin việc có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào để chứng thực mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu (căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
- Chính thức tăng lương cơ sở cao hơn mức 2,34 triệu đồng áp dụng trong những bảng lương nào nếu tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn?
- Lý do tăng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng lên mức mới đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT không diễn khi áp dụng bảng lương mới sau năm 2026?
- Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của NSTW và NSĐP để thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 159, cụ thể ra sao?
- Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thế nào theo Thông tư 01?
- Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện?