Mẫu tờ khai tk1 ts mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu tờ khai tk1 ts ở đâu?

Mẫu tờ khai tk1 ts dùng để làm gì? Mẫu tờ khai tk1 ts mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu tờ khai tk1 ts ở đâu? Câu hỏi của chị H.T (Bình Dương)

Mẫu tờ khai tk1 ts dùng để làm gì?

Căn cứ vào những hướng dẫn hướng dẫn về hồ sơ, mẫu biểu, quy trình nghiệp vụ, quyền và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và cơ quan bảo hiểm xã hội trong thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định tại Chương III và Chương IV Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 thì hiện nay mẫu tk1 ts được dùng cho 2 mục đích chính sau:

- Dùng kê khai đầy đủ thông tin của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (gọi tắt là người tham gia) khi tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội.

- Dùng kê khai thông tin của người tham gia đề nghị điều chỉnh thông tin cá nhân, chức danh công việc, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu,...

tờ khai tk1 ts

Mẫu tờ khai tk1 ts mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu tờ khai tk1 ts ở đâu? (Hình từ Internet)

Mẫu tờ khai tk1 ts mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu tờ khai tk1 ts ở đâu?

Khi thực hiện kê khai thông tin BHXH, BHYT người tham gia thực hiện kê khai theo Mẫu tk1 ts mới nhất được ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023. Cụ thể mẫu tờ khai tk1 ts như sau:

Tờ khai

Mẫu tờ khai tk1 ts có hai phần:

- Phần 1 áp dụng cho người tham gia tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp.

- Phần 2 áp dụng cho người tham gia đã có mã số bảo hiểm xã hội muốn đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ bảo hiểm xã hội hoặc thẻ bảo hiểm y tế.

Tải mẫu tờ khai tk1 ts: Tại đây

Cách điền mẫu tờ khai tk1 ts mới nhất như thế nào?

Việc điền Mẫu tờ khai tk1 ts được hướng dẫn cụ thể tại Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 như sau

Phần 1: Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội:

Bắt buộc kê khai từ chỉ tiêu [1] đến chỉ tiêu [11] (trừ chỉ tiêu [8] để tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) như sau:

[01]. Họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia.

[02]. Giới tính: ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

[03]. Ngày, tháng, năm sinh: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

[04]. Quốc tịch: ghi quốc tịch của người tham gia như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

[05]. Dân tộc: ghi dân tộc của người tham gia như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

[06]. Số CCCD/ĐDCN/Hộ chiếu: ghi căn cước công dân/định danh cá nhân hoặc hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp (bao gồm cả trẻ em dưới 6 tuổi được cấp số định danh cá nhân).

[07]. Điện thoại: ghi số điện thoại của người tham gia hoặc số điện thoại để liên hệ với người tham gia.

[08]. Email: ghi địa chỉ thư điện tử của người tham gia hoặc địa chỉ thư điện tử để liên hệ với người tham gia (nếu có).

[09]. Nơi đăng ký khai sinh: ghi rõ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh của người tham gia. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú (theo 3 cấp tương tự nơi đăng ký khai sinh);

[10]. Họ tên cha/mẹ/giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi): ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với người tham gia là trẻ em dưới 6 tuổi.

[11]. Địa chỉ nhận kết quả: lựa chọn phương thức nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Trường hợp nhận sổ BHXH, thẻ BHYT bản giấy; ghi cụ thể, đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống (số nhà, đường/ phố, thôn/ xóm; xã/ phường/ thị trấn; huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương) để cơ quan BHXH trả hồ sơ, sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác.

[12]. Kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình (phụ lục kèm theo) đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH và người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng theo hướng dẫn.

Phần 2: Áp dụng đối với người tham gia tra đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

Cách điền như sau:

[13]. Mã số BHXH: ghi mã số BHXH đã được cơ quan BHXH cấp cho người tham gia.

[14]. Điều chỉnh thông tin cá nhân: chỉ kê khai một trong các thông tin cá nhân đề nghị điều chỉnh, cụ thể:

[14.1]. Họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia.

[14.2]. Giới tính: ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

[14.3]. Ngày, tháng, năm sinh: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

[14.4]. Nơi đăng ký khai sinh: ghi rõ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh của người tham gia. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú (theo 3 cấp tương tự nơi đăng ký khai sinh);

[14.5]. Số CCCD/ĐDCN/Hộ chiếu: ghi số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp (bao gồm cả trẻ em dưới 6 tuổi được cấp số định danh cá nhân).

[15]. Mức tiền đóng (áp dụng đối với người tham gia đăng ký/điều chỉnh mức đóng BHXH tự nguyện): ghi mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

[16]. Phương thức đóng (áp dụng đối với người tham gia đăng ký/điều chỉnh phương thức đóng BHXH tự nguyện): ghi cụ thể phương thức đóng của người tham gia theo quy định (ví dụ: 03 tháng hoặc 06 tháng,...).

[17]. Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu (áp dụng đối với người tham gia BHYT đăng ký/thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu): ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu do người tham gia lựa chọn theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.

[18]. Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: ghi nội dung yêu cầu thay đổi, điều chỉnh, như: cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT, chức danh công việc, địa chỉ nhận kết quả, điện thoại, email,...

[19]. Hồ sơ kèm theo:

- Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

- Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Sau khi hoàn tất việc kê khai:

+ Người tham gia ghi nội dung: đã tra cứu không thấy mã số BHXH, tự nguyện kê khai, cung cấp giấy tờ liên quan để đảm bảo chính xác thông tin và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai; Ký và ghi rõ họ tên.

+ Đơn vị sử dụng lao động (người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận) ghi nội dung: xác nhận thông tin điều chỉnh của người tham gia là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận; Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.

Mục "Phụ lục Thành viên hộ gia đình" trong tờ khai tk1 ts dùng để làm gì?

Theo hướng dẫn về việc điền Mẫu tờ khai TK1-TS được ghi nhận cụ thể tại Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023, mục "Phụ lục Thành viên hộ gia đình" dùng để:

- Kê khai đầy đủ, chính xác thông tin các thành viên trong hộ gia đình của người tham gia tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội để bổ sung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu.

- Xác định chính xác các thành viên trong hộ gia đình để giảm trừ mức đóng khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

- Xác định chính xác hộ gia đình của trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế liên thông dữ liệu với Bộ Tư pháp.

Trách nhiệm lập "Phụ lục Thành viên hộ gia đình" thuộc về người tham gia hoặc Cha/mẹ/người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi) và được lập khi:

- Người tham gia đăng ký tham gia không tìm thấy mã số bảo hiểm xã hội.

- Khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng mà đối chiếu các thành viên trong hộ gia đình không khớp với dữ liệu cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý.

- Cấp thẻ bảo hiểm y tế liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh trẻ em dưới 6 tuổi trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp.

Về phương pháp lập:

a) Phần thông tin chung: ghi đầy đủ họ và tên chủ hộ; Số CCCD/ĐDCN; Mã số hộ gia đình (nếu có và đúng thông tin chủ hộ, thành viên hộ gia đình); Điện thoại liên hệ; Địa chỉ hộ gia đình ghi theo nơi thường trú hoặc tạm trú.

b) Bảng thông tin thành viên hộ gia đình (trường hợp xác định được mã số hộ gia đình thì không phải kê khai bảng thông tin này):

- Cột A: ghi số thứ tự từ 1 đến hết các thành viên trong hộ gia đình của người tham gia.

- Cột B: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của từng thành viên hộ gia đình (bao gồm cả chủ hộ gia đình).

- Cột 1: ghi mã số bảo hiểm xã hội của từng thành viên hộ gia đình đã được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp.

- Cột 2: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của từng thành viên hộ gia đình.

- Cột 3: ghi giới tính của từng thành viên hộ gia đình (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

- Cột 4: ghi quốc tịch của từng thành viên hộ gia đình như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

- Cột 5: ghi dân tộc của từng thành viên hộ gia đình như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

- Cột 6: ghi rõ, đầy đủ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh cho từng thành viên hộ gia đình. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ nơi thường trú hoặc tạm trú.

- Cột 7: ghi mối quan hệ với chủ hộ gia đình của từng thành viên hộ gia đình.

- Cột 8: ghi số CCCD/ĐDCN/Hộ chiếu của từng thành viên hộ gia đình được cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Cột 9: ghi số điện thoại của từng thành viên hộ gia đình và những nội dung cần ghi chú.

Sau khi hoàn tất việc kê khai:

+ Người tham gia ghi nội dung: tự nguyện kê khai, cung cấp giấy tờ liên quan để đảm bảo chính xác thông tin và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai; Ký và ghi rõ họ tên.

Lưu ý: Trường hợp sáp nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai.

Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bảo hiểm xã hội có thuộc khoản tiền ưu tiên thanh toán cho NLĐ khi công ty giải thể không?
Lao động tiền lương
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Cách tính thời gian công tác trước năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của Chính phủ trong lĩnh vực BHXH được quy định rõ ràng trong luật mới như thế nào?
Lao động tiền lương
Số điện thoại của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bổ sung thêm trách nhiệm của người sử dụng lao động trong bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Mở rộng chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025 cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
10 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội từ tháng 7/2025 là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
1,160 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024 Tổng hợp 8 văn bản về Chế độ ốm đau mới nhất Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào