Mẫu tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng dành cho người lao động cao tuổi là mẫu nào?
Mẫu tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng dành cho người lao động cao tuổi là mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
a) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng NLĐ cao tuổi là tờ khai theo mẫu số 1d ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
>> Tải mẫu tờ khai: Tải về
Mẫu tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng dành cho người lao động cao tuổi là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hệ số hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của người lao động cao tuổi là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
a) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
c) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
g) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.
2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.
Theo đó, hệ số hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng của NLĐ cao tuổi là các hệ số sau: 1; 1,5; 2; 3.
Tùy từng trường hợp, từng độ tuổi mà NLĐ cao tuổi được hưởng hệ số trợ cấp xã hội hằng tháng khác nhau.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội dùng để tính trợ cấp xã hội là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Theo đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội dùng để tính trợ cấp xã hội là 500.000 đồng.
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công ty yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng có bị phạt không?