Mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất được quy định như thế nào?
Thẻ giám định viên tư pháp hiện nay bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BTP về thẻ giám định viên tư pháp như sau:
Thẻ giám định viên tư pháp
Thẻ giám định viên tư pháp bao gồm các nội dung sau:
1. Hình dáng, kích thước
Thẻ giám định viên tư pháp hình chữ nhật, chiều dài 90 mm, chiều rộng 65 mm, độ dày 0,76 mm, được dán ép bằng màng dán Plastic, gồm hai mặt: Nền mặt trước là hình ảnh trống đồng và các hoa văn, các họa tiết trang trí, màu vàng; nền mặt sau màu đỏ cờ.
2. Nội dung mặt trước, tiếp giáp với lề trái, từ trên xuống gồm các thông tin sau:
a) Góc trên cùng là tên cơ quan cấp thẻ giám định viên tư pháp, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm. Dưới tên cơ quan cấp thẻ giám định viên tư pháp có đường kẻ liền có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài dòng chữ và được canh giữa;
b) Ảnh của người được cấp thẻ giám định viên tư pháp (2cm x 3cm), được canh giữa dưới tên cơ quan cấp thẻ giám định viên tư pháp.
3. Nội dung mặt trước, tiếp giáp với lề phải, từ trên xuống gồm các thông tin sau:
a) Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng;
b) Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ. Dưới Tiêu ngữ có đường kẻ liền có độ dài bằng độ dài dòng chữ và được canh giữa Tiêu ngữ;
c) Dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”: Được trình bày bằng chữ in hoa, màu đỏ, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm; được canh giữa dưới Tiêu ngữ;
d) Số thẻ: Gồm mã bộ, cơ quan ngang bộ, mã tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này và 04 chữ số tiếp theo là số thứ tự của thẻ, được đánh liên tiếp từ số 0001 ghi bằng chữ số Ả Rập;
đ) Ký hiệu thẻ bao gồm: Chữ viết tắt tên thẻ (GĐVTP) và chữ viết tắt tên cơ quan cấp thẻ, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng.
Số thẻ và ký hiệu thẻ được canh giữa dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”;
e) Họ và tên của người được cấp thẻ: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm;
g) Ngày, tháng, năm sinh của người được cấp thẻ: Ghi bằng chữ số Ả Rập;
h) Lĩnh vực giám định: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng;
i) Nơi công tác: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng (ghi rõ đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
k) Nơi cấp, ngày, tháng, năm cấp: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 8, kiểu chữ nghiêng, số, ngày, tháng, năm ghi bằng chữ số Ả Rập;
l) Chức vụ người có thẩm quyền cấp thẻ (Bộ trưởng/Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh): Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm;
m) Họ tên người ký: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm.
4. Nội dung mặt sau gồm các thông tin sau:
Mặt sau thẻ giám định viên tư pháp có hình Quốc huy in nổi ở giữa, đường kính 2,5cm. Phía trên Quốc huy là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, in bằng chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm. Phía dưới Quốc huy là dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”, in bằng chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 10, kiểu chữ đứng, đậm.
Phông chữ ghi trên thẻ là phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
5. Con dấu trên thẻ giám định viên tư pháp
Con dấu trên thẻ giám định viên tư pháp là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ giám định viên tư pháp, mực dấu màu đỏ, ảnh của giám định viên tư pháp dán trên thẻ được đóng giáp lai bằng dấu nổi (ở ¼ dưới góc phải ảnh).
Như vậy, hiện nay, thẻ giám định viên tư pháp bao gồm 05 nội dung nêu trên.
Mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất được quy định như thế nào?
Nguyên tắc chung đối với thẻ giám định viên tư pháp là gì?
Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2020/TT-BTP như sau:
Nguyên tắc chung
1. Thẻ giám định viên tư pháp được cấp cho giám định viên tư pháp để sử dụng khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp.
2. Giám định viên tư pháp có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn thẻ được cấp; không được tẩy, xóa, sửa chữa, cho mượn; không sử dụng thẻ vào mục đích không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với thẻ giám định viên tư pháp, các nguyên tắc chung được xác định như trên.
Mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất được quy định như thế nào?
Mẫu thẻ giám định viên tư pháp tại Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BTP được đính chính bởi Công văn 1423/BTP-BTTP năm 2023 như sau:
Mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất: TẢI VỀ
Hồ sơ đề nghị cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính gồm những gì?
Đối tượng nào được cấp mới thẻ giám định viên tư pháp?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp có dạng như thế nào?
Mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất được quy định như thế nào?
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?