Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng mới nhất là mẫu nào?
Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng mới nhất là mẫu nào?
Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng là văn bản hành chính được sử dụng để chính thức bổ nhiệm một cá nhân vào vị trí trưởng phòng trong một công ty hoặc tổ chức.
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác không quy định cụ thể về Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng. Tùy vào từng loại hình công ty, vị trí được được bổ nhiệm và nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị sẽ soạn riêng cho mình những mẫu riêng.
Dưới đây là Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng mà các đơn vị có thể tham khảo:
Tải Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng chung: Tại đây
Tải Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng kinh doanh: Tại đây
Tải Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng hành chính nhân sự: Tại đây
Tải Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng kỹ thuật: Tại đây
Tải Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng tư pháp: Tại đây
Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng mới nhất là mẫu nào?
Giám đốc có thể ủy quyền cho trưởng phòng nhân sự ký hợp đồng lao động hay không?
Tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
...
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì giám đốc công ty có thể ủy quyền cho trưởng phòng nhân sự ký hợp đồng lao động.
Trưởng phòng nhân sự không được làm gì khi giao kết hợp đồng lao động?
Tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Như vậy khi trưởng phòng nhân sự ký hợp đồng lao động với người lao động thì không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng để trả nợ.
Nội dung hợp đồng lao động bao gồm những nội dung chủ yếu, bắt buộc nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Ngoài ra, người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết thêm các các điều khoản được thỏa thuận có sự đồng ý của hai bên và không được trái với quy định của pháp luật.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?