Mẫu lý lịch Đảng viên mẫu 1-HSĐV dành cho CBCCVC được quy định như thế nào?

Theo quy định hiện hành mẫu lý lịch đảng viên mẫu 1-HSĐV dành cho CBCCVC được quy định như thế nào?

Mẫu lý lịch đảng viên mẫu 1-HSĐV dành cho CBCCVC được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mẫu 1-HSĐV ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 có nêu rõ mẫu lý lịch Đảng viên mới nhất.

Mẫu lý lịch đảng viên mẫu 1-HSĐV: TẢI VỀ

Mẫu lý lịch Đảng viên mẫu 1-HSĐV dành cho CBCCVC được quy định như thế nào?

Mẫu lý lịch Đảng viên mẫu 1-HSĐV dành cho CBCCVC được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Bao nhiêu tuổi thì CBCCVC được kết nạp Đảng?

Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:

Điều 1 (Khoản 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng
1.1. Về tuổi đời.
1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
1.2. Về trình độ học vấn.
1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Theo đó, tại thời điểm chi bộ xét kết nạp thì người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

Trong trường hợp trên 60 tuổi thì việc kết nạp vào Đảng do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Như vậy, độ tuổi tối thiểu để CBCCVC được kết nạp vào Đảng là đủ 18 tuổi.

Công chức viên chức không tham gia lớp cảm tình có được kết nạp Đảng không?

Căn cứ Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):

Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.1. Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
3.2. Đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
3.3. Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra, xác minh
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Phương pháp thẩm tra, xác minh
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
- Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
- Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
...

Theo quy định trên, học lớp cảm tình Đảng là một phần trong thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên. Vì vậy, người vào Đảng phải học lớp cảm tình Đảng. Theo đó nếu công chức viên chức không tham gia học lớp cảm tình Đảng sẽ không được kết nạp Đảng

Lớp cảm tình Đảng giúp người vào Đảng hiểu rõ hơn về lịch sử, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức và lối sống của người đảng viên. Do đó, việc tham gia lớp cảm tình đảng giúp người có nguyện vọng vào Đảng có sự chuẩn bị tốt hơn về kiến thức và tư tưởng.

Đi đến trang Tìm kiếm - Lý lịch Đảng viên
1,180 lượt xem
Lý lịch Đảng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu lý lịch Đảng viên mẫu 1-HSĐV dành cho CBCCVC được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn viết lý lịch Đảng viên mẫu 1-HSĐV dành cho CBCCVC cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Mẫu lý lịch đảng viên dành cho công chức, viên chức mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào