Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất được dùng phổ biết nhất, cụ thể ra sao?
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hiện nay pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm "hợp đồng khoán việc là gì". Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản hợp đồng khoán việc là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc được khoán.
Theo đó, bên nhận khoán việc có trách nhiệm hoàn thành một khối lượng công việc nhất định, đảm bảo yêu cầu của bên giao khoán. Ngược lại, bên khoán việc sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất được dùng phổ biết nhất, cụ thể ra sao?
Có thể dùng hợp đồng khoán việc trong trường hợp nào?
Có hai trường hợp áp dụng hợp đồng khoán việc, gồm:
- Khoán trọn gói: Bên giao khoán, khoán toàn bộ cho bên nhận khoán các chi phí, bao gồm chi phí vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc.
Bên giao khoán trả cho người nhận khoán một khoản tiền bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động, lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.
- Khoán nhân công: Người nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ lao động để hoàn thành công việc. Người giao khoán trả cho người nhận một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ lao động.
Bộ luật Lao động 2019 không có quy định loại hợp đồng khoán việc. Tuy nhiên khi so sánh tính chất, đặc điểm của hợp đồng khoán việc với hợp đồng lao động, nhận thấy:
Hợp đồng lao động là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận việc chỉ cần dùng sức lao động để hoàn thành mọi yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện công việc do người sử dụng lao động giao.
Hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận khoán, ngoài việc sử dụng sức lao động con người, họ còn phải tự mua sắm trang bị công cụ lao động (đối với trường hợp khoán nhân công) và cả chi phí nguyên liệu, vật liệu (đối với trường hợp khoán trọn gói) để hoàn thành công việc giao khoán.
Việc lựa chọn áp dụng hợp đồng lao động, hay hợp đồng khoán việc phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại hợp đồng đó.
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất được dùng phổ biết nhất, cụ thể ra sao?
Hiện chưa có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng khoán việc nhưng cá nhân tổ chức khi lập hợp đồng này cần đảm bảo nội dung chính xác, trung thực và đầy đủ. Có thể tham khảo mẫu hợp đồng khoán việc sau đây:
Xem chi tiết Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất: TẢI VỀ
Người lao động theo hợp đồng khoán việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động theo hợp đồng lao động sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Đồng thời như đã phân tích ở trên, hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận khoán, ngoài việc sử dụng sức lao động con người, họ còn phải tự mua sắm trang bị công cụ lao động (đối với trường hợp khoán nhân công) và cả chi phí nguyên liệu, vật liệu (đối với trường hợp khoán trọn gói) để hoàn thành công việc giao khoán.
Như vậy, nếu hợp đồng khoán việc mang bản chất của hợp đồng lao động gồm có thỏa thuận về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Trường hợp hợp đồng khoán việc mang bản chất là hợp đồng dịch vụ (bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và khi hoàn thành thì bàn giao kết quả của công việc đó) thì lúc này người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?