Mẫu đơn xin nghỉ việc giáo viên mới nhất được quy định như thế nào?
Mẫu đơn xin nghỉ việc giáo viên mới nhất được quy định như thế nào?
Đơn xin nghỉ việc là một văn bản chính thức mà người lao động gửi đến công ty hoặc tổ chức nơi họ đang làm việc, thông báo về quyết định của họ muốn chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty đó. Đơn này thường được viết theo quy định của công ty hoặc theo quy chuẩn của pháp luật. Nó cung cấp thông tin về lý do nghỉ việc, thời gian thông báo trước (nếu có), và các thông tin liên quan khác.
Đơn xin nghỉ việc của giáo viên (đơn xin thôi việc ngành giáo dục) được biết đến là mẫu biên bản được sử dụng khi giáo viên muốn ngừng công việc giảng dạy của mình tại các cơ sở trường học.
Tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc giáo viên mới nhất: TẢI VỀ.
Mẫu đơn xin nghỉ việc giáo viên mới nhất được quy định như thế nào?
Giáo viên thôi việc là viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định viên chức là giáo viên thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
(1) Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31/12/2008 trở về trước được tính như sau:
- Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
- Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;
- Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008;
- Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01/7/2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.
(2) Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01/01/2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc:
- Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.
- Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.
Trường hợp nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập không đáp ứng đủ phần kinh phí chi trả cho thời gian viên chức trước đó đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị thì ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Theo đó, viên chức là giáo viên thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như trên và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc của viên chức là giáo viên là gì?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định:
Chế độ thôi việc
1. Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, giáo viên được hưởng trợ cấp thôi việc khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đơn vị nơi giáo viên công tác đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên;
- Hết thời hạn hợp đồng làm việc nhưng người sử dụng lao động không đồng ý tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc;
- Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc các trường hợp như sau:
+ Trường hợp nếu giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước bằng văn bản cho người sử dụng lao động trước ít nhất 45 ngày; ít nhất là 03 ngày nếu trong trường hợp giáo viên bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục;
+ Trường hợp giáo viên làm việc theo hợp đồng làm việc có xác định thời hạn thì phải báo trước bằng văn bản cho đơn vị hiện đang công tác trong thời hạn ít nhất là 03 ngày nếu như bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, không được trả lương đầy đủ,... theo khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010.
- Trong năm 2026, 02 nội dung cải cách tiền lương phải trình Trung ương xem xét theo yêu cầu của Bộ Chính trị đúng không?
- Đã có lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 chính thức của CBCCVC và người lao động?
- Bộ Chính trị đưa ra 7 nội dung cải cách tiền lương, mức lương cơ sở sẽ ra sao?
- Tiếp nối năm 2024, kế hoạch cải cách tiền lương sẽ bổ sung chế độ phụ cấp và chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang ra sao?
- Tại sao điều chỉnh lương cơ sở làm tăng lương nhưng cải cách tiền lương thì chưa chắc?