Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?
Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì?
Tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Hiện nay, không có quy định pháp luật nào ghi nhận về khái niệm "thanh lý hợp đồng" nhưng thực tế thì có nhiều tổ chức và cá nhân vẫn thường xuyên sử dụng việc thanh lý hợp đồng để chấm dứt thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong hợp đồng.
Khi thực hiện một công việc người lao động và người sử dụng lao động sẽ ký kết một hợp đồng lao động. Do đó, biên bản thanh lý hợp đồng lao động là văn bản được lập ra để chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động và các bên có thể xác nhận lại những quyền và nghĩa vụ của các bên đã hoàn thành hay chưa. Biên bản thanh lý được lập ra dựa trên những cơ sở của pháp luật và những điều khoản về quyền, nghĩa vụ, chấm dứt hợp đồng lao động trong hợp đồng lao động đã ký kết bởi hai bên.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Khi nào cần thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng?
Tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động không phải là hoạt động bắt buộc và được quy định trong các văn bản pháp luật. Nếu các bên có thỏa thuận về vấn đề thanh lý hợp đồng thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt quan hệ lao động các bên có thể lập biên bản thanh lý hợp đồng để xác nhận đã chấm dứt quan hệ lao động. Biên bản thanh lý hợp đồng lao động còn là căn cứ để đối chiếu với nội dung, quyền, nghĩa vụ đã hoàn thành hay chưa hoàn thành.
Khi thực hiện lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động thì người lao động sẽ thực hiện bàn giao công việc của mình, những tài sản mà mình đã được tiếp nhận từ người sử dụng lao động còn người lao động sẽ tiến hành thanh toán các khoản tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội và những khoản khác mà chưa hoàn thành xong cho người lao động và đồng thời trả lại cho người lao động những giấy tờ còn giữ của họ.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?
Hiện nay mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan khác. Thông thường mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.
Dưới đây là Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động mà các bạn có thể tham khảo:
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động: Tại đây
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?