Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mới nhất hiện nay như thế nào?
Thành phần tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật lao động gồm có những ai?
Tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
...
Như vậy, thành phần tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật lao động bao gồm:
- Người lao động bị kỷ luật, người đại diện theo pháp luật trong trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi.
- Người sử dụng lao động.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mới nhất hiện nay như thế nào?
Hiện nay, mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Thông thường mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.
Dưới đây là mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mà các đơn vị có thể tham khảo:
Biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Nội dung và phạm vi làm việc phải hợp pháp, không trái quy định của pháp luật, không thỏa thuận, trao đổi các ngành nghề bị pháp luật cấm.
- Các sự việc, sự kiện, số liệu phải chính xác;
- Việc ghi chép phải được thực hiện đầy đủ, trung thực, khách quan;
- Cần nêu rõ trọng điểm cuộc họp. Cần ghi lại nguyên văn những lời nói quan trọng của đại diện các bên để người đọc nắm bắt được;
- Trình bày theo đúng trình tự diễn biến của buổi làm việc để Biên bản được logic;
- Ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu;
- Phần kết luận cần xác định rõ tất cả các vấn đề đã được thống nhất và thông qua để các bên có thể dựa vào đó và thực hiện chính xác;
- Vào cuối buổi làm việc, người ghi chép lại Biên bản làm việc sẽ đọc biên bản làm việc để mọi người tham gia cùng nghe và xác nhận lại thông tin;
- Sau đó, cần có chữ ký của người đại diện của mỗi bên để làm bằng chứng các bên đã xác nhận kết quả làm việc và làm căn cứ để thực hiện và ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.
Ví dụ: Buổi làm việc giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động trong doanh nghiệp thì về phía người sử dụng lao động phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền; về phía người lao động phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động hoặc tổ trưởng các tổ sản xuất…
Tải Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động: Tại đây
Khi nào người sử dụng lao động phải thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động vi phạm kỷ luật?
Tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
...
Theo đó, người sử dụng lao động phải tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.
Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Như vậy người sử dụng lao động phải thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động khi người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra.


- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Tổng hợp lời chúc ngày 27 2, lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam hay và ý nghĩa nhất? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?
- Mức tiền cụ thể thay thế mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước là mức lương cơ bản khi nào?
- Công bố Công văn 1767 giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 của Chính phủ đối với công chức viên chức và người lao động theo nguyên tắc nào?
- Chốt 01 bảng lương mới công chức viên chức: Quy định mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương là bảng lương nào?