Mẫu biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi mẫu biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Quy trình bàn giao sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện ra sao? Câu hỏi của anh T.H (Bình Dương).

Mẫu biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ theo có quy định về biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

Biên bản

Tải mẫu biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội mới nhất: Tại đây

Ghi chú:

(1) Danh sách kèm theo, bao gồm một số nội dung cơ bản sau: họ tên, số sổ, ngày cấp, nơi cấp,…

Mẫu biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?Mẫu biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Mẫu biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình bàn giao sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện như thế nào?

Tại Mục II Công văn 3118/BHXH-CST năm 2016 có hướng dẫn như sau:

Quy trình chuyển và bàn giao sổ bảo hiểm xã hội
1. Đơn vị sử dụng lao động:
- Đơn vị rà soát, kiểm tra dữ liệu đóng BHXH của từng người lao động, trường hợp nếu có sai sót đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh với cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Nộp trực tiếp sổ BHXH tại cơ quan BHXH theo Phiếu giao nhận hồ sơ 320 đồng thời gởi file dữ liệu danh sách giao nhận sổ BHXH (mẫu số 01) gởi qua địa chỉ email của cán bộ thu:
+ Đối với sổ BHXH theo mẫu mới (chỉ có tờ bìa sổ) được cấp tại thành phố Hồ Chí Minh với 4 số đầu là 7909xxxxxx trở về sau đến 7916xxxxxx thì đơn vị không chuyển tờ bìa cho cơ quan BHXH.
+ Đối với sổ BHXH theo mẫu mới (sổ gồm có tờ bìa và tờ rời) thì đơn vị chuyển toàn bộ sổ cho cơ quan BHXH để rà soát, bổ sung cơ sở dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN chưa hưởng.
+ Đối với sổ BHXH theo mẫu cũ (46 hoặc 24 trang) thì đơn vị chuyển toàn bộ sổ và các tờ rời (nếu có) cho cơ quan BHXH để bổ sung cơ sở dữ liệu đồng thời thu hồi sổ mẫu cũ và cấp lại tờ bìa, tờ rời quá trình đóng BHXH, BHTN chưa hưởng.
Lưu ý: sổ BHXH theo mẫu cũ (46 hoặc 24 trang) ghi quá trình đóng BHXH, BHTN đến tháng 12/2009.
- Nhận Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ (mẫu số 02) từ cơ quan BHXH, chuyển cho người lao động bổ sung hồ sơ (nếu có).
- Nhận sổ BHXH (tờ bìa, tờ rời) từ cơ quan BHXH, bàn giao sổ cho người lao động theo Danh sách giao nhận sổ BHXH (mẫu số 01) có ký nhận của người lao động.
- Sau khi bàn giao sổ cho người lao động nếu tiếp tục cần điều chỉnh thì đơn vị lập thủ tục đề nghị điều chỉnh theo quy định đã ban hành.
2. Cơ quan BHXH:
- Tiếp nhận sổ BHXH theo PGNHS 320.
- Chuyển đơn vị Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ (Mẫu số 02) (nếu có).
- Chuyển trả tờ rời và sổ BHXH cho đơn vị để trả cho người lao động.

Như vậy, việc bàn giao sổ bảo hiểm xã hội của người lao động được thực hiện theo quy trình nêu trên.

Mã số bảo hiểm xã hội nằm ở đâu?

Tại Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
...

Theo đó, mã số bảo hiểm xã hội được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế. Cụ thể hơn:

(1) Trên sổ bảo hiểm xã hội

Tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 có quy định như sau:

Quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội
1. Bìa sổ BHXH: trang 1 và trang 4 nền màu xanh nhạt; trang 2 và trang 3 nền màu trắng.
...
1.3. Nội dung in sẵn trên phôi bìa sổ.
a) Trang 1:
- Trên cùng in dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” mầu đen bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Tiếp dưới in dòng chữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” màu đen bằng chữ in thường, cỡ chữ 15, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
- Tiếp dưới in biểu tượng BHXH màu xanh cô ban, đường kính 30 mm.
- Tiếp dưới in chữ “SỔ” màu đen, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 25, kiểu chữ đứng, đậm.
- Tiếp dưới in dòng chữ “BẢO HIỂM XÃ HỘI” mầu đen, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 25, kiểu chữ đứng, đậm.
- Tiếp dưới là ô trống màu trắng, kích thước 30 mm x 100 mm, để ghi họ tên, số sổ và số lần cấp sổ BHXH (từ lần thứ hai trở đi nếu có) của người tham gia.
- Tiếp dưới là biểu tượng hoa văn trang trí.
- Bên ngoài có khung viền nét đôi màu đen.
...

Theo đó, mã số bảo hiểm xã hội được in trên trang 1 của bìa sổ, ngay dưới tên của người tham gia.

(2) Trên thẻ bảo hiểm y tế

Tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định như sau:

Thông tin in trên phôi thẻ và yêu cầu quản lý khi cấp cho người sử dụng gồm:
1. Tiêu thức quản lý người tham gia BHYT
1.1. Mã số: in 10 ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT.
1.2. Họ và tên: in họ và tên của người tham gia BHYT bằng chữ in hoa.
1.3. Ngày sinh: in ngày, tháng, năm sinh của người tham gia BHYT.
1.4. Giới tính: in nam hoặc nữ theo hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.
1.5. Mã mức hưởng BHYT: in (01 ký tự: theo số thứ tự từ 1 đến 5) ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
...

Theo đó, mã số thẻ bảo hiểm y tế 10 số cũng chính là mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia.

Sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty không chốt sổ BHXH khi nghỉ việc, người lao động nên làm gì để bảo vệ quyền lợi?
Lao động tiền lương
Tra cứu số BHXH trên sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ việc bao lâu thì có sổ bảo hiểm?
Lao động tiền lương
Cách xử lý khi có 2 sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Lao động tiền lương
03 cách tra cứu số sổ BHXH nhanh nhất cho người lao động là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu đề nghị gộp sổ bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
7 quyền lợi bị đánh mất khi người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Người lao động có phải thay đổi sổ bảo hiểm xã hội khi thay đổi nơi thường trú không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sổ bảo hiểm xã hội
10,013 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sổ bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào