Lương tạm ứng là gì? Ví dụ về lương tạm ứng? Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên ra sao?
Lương tạm ứng là gì? Ví dụ về lương tạm ứng?
Lương tạm ứng là khoản tiền mà người lao động có thể nhận trước kỳ trả lương chính thức. Đây là một hình thức hỗ trợ tài chính tạm thời, giúp người lao động giải quyết các nhu cầu cấp bách hoặc chi tiêu đột xuất mà không phải chờ đến ngày nhận lương.
- Ví dụ về lương tạm ứng:
+ Nhân viên văn phòng: Một nhân viên văn phòng có thể yêu cầu tạm ứng lương để giải quyết các chi phí y tế đột xuất. Sau khi được chấp thuận, số tiền tạm ứng sẽ được khấu trừ vào lương tháng tiếp theo.
+ Công nhân nhà máy: Một công nhân có thể yêu cầu tạm ứng lương để chi trả học phí cho con cái. Số tiền này sẽ được khấu trừ vào lương của các tháng sau đó.
- Lợi ích của lương tạm ứng:
+ Giải quyết nhu cầu tài chính cấp bách: Giúp người lao động có thể giải quyết các vấn đề tài chính đột xuất mà không phải chờ đến ngày nhận lương.
+ Tăng cường sự linh hoạt tài chính: Giúp người lao động quản lý tài chính cá nhân tốt hơn và giảm bớt áp lực tài chính.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Lương tạm ứng là gì? Ví dụ về lương tạm ứng? Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên thế nào?
Theo Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương tạm ứng sẽ phụ thuộc vào các lý do cho phép người lao động được tạm ứng lương, cụ thể như sau
(1) Tạm ứng tiền lương theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, mức lương, thời gian, điều kiện tạm ứng tiền lương sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau.
(2) Người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên
Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, mức tiền lương tạm ứng cho người lao động sẽ cần căn cứ vào số ngày thực tế họ phải nghỉ việc nhưng tối đa không quá một tháng lương. Người lao động phải hoàn lại số tiền lương tạm ứng cho doanh nghiệp sau khi hoàn thành công việc.
Ở trường hợp này, có thể hiểu rằng người sử dụng lao động chỉ phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động nghỉ tạm thời và chắc chắn sẽ quay lại làm việc trong tháng đó.
Còn trường hợp người lao động nghỉ dài hạn như đi nghĩa vụ quân sự thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ cho tạm ứng vì khi đó, người lao động được nhà nước đảm bảo chế độ sinh hoạt, ăn uống từ ngân sách có sẵn.
(3) Người lao động bị tạm đình chỉ công tác
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được tạm ứng 50% tiền lương trước thời hạn đình chỉ. Nếu người lao động bị xử lý kỷ luật lao động sau khi nhận tạm ứng cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng trước đó. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được trả đủ lương cho thời gian bị tạm đình chỉ.
(4) Người lao động nghỉ hằng năm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, pháp luật chỉ quy định mức lương tạm ứng tối thiểu mà không quy định mức tối đa cho trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra mức tạm ứng lớn hơn tiền lương những ngày nghỉ.
(5) Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán
Theo quy định tại khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
(6) Người lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người sử dụng lao động buộc phải tạm ứng tiền lương cho người lao động khi có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên về mức tiền lương được tạm ứng hiện vẫn chưa quy định. Do đó, trong trường hợp này mức lương tạm ứng sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau.
Công ty cho người lao động tạm ứng tiền lương theo thỏa thuận có được tính lãi hay không?
Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận các điều kiện tạm ứng tiền lương. Đồng thời, khi tạm ứng tiền lương theo thỏa thuận thì người sử dụng lao động không được tính lãi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?