Lương Gross và Net là gì? Nhận lương Gross hay lương Net có lợi hơn?
Lương Gross và Net là gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 nói riêng và các văn bản quy phạm pháp luật khác nói chung không có quy định cụ thể về khái niệm "Lương Gross và Net là gì?"
Tuy nhiên, lương Gross và Net là hai khái niệm quan trọng trong tính lương của người lao động, có thể định nghĩa như sau:
1. Lương Gross là gì?
Lương Gross (tổng lương) là tổng thu nhập của người lao động trước khi trừ đi các khoản bảo hiểm và thuế theo quy định. Đây là số tiền mà công ty thỏa thuận với người lao động trong hợp đồng lao động.
Lương Gross bao gồm:
- Lương cơ bản
- Các khoản phụ cấp (ăn trưa, xăng xe, điện thoại, v.v.)
- Thưởng và các khoản hỗ trợ khác
Từ lương Gross, người lao động sẽ phải trích nộp:
+ Bảo hiểm xã hội
+ Bảo hiểm y tế
+ Bảo hiểm thất nghiệp
+ Thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
2. Lương Net là gì?
Lương Net là số tiền thực nhận mà người lao động nhận được sau khi đã trừ đi tất cả các khoản bảo hiểm và thuế. Đây chính là số tiền thực tế được chuyển vào tài khoản hàng tháng.
Công thức quy đổi:
Lương Net = Lương Gross - (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN)
3. Nhận lương Gross hay lương Net có lợi hơn?
Như đã đề cập bên trên, lương Net (lương thực nhận) là tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận được sau khi doanh nghiệp đã chi trả các loại phí như phí BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN trong khi lương gross (lương gộp) thì ngược lại. Việc trích trong quỹ lương gộp để chi trả cho phí bảo hiểm và thuế đôi khi người lao động sẽ có cảm giác thu nhập của mình bị giảm đi.
Đứng trên góc độ của người sử dụng lao động (doanh nghiệp) thông thường sẽ trả lương Net cho người lao động để có thể dễ dàng tính các khoản phí bảo hiểm và thuế khác. Tuy nhiên nếu đứng trên góc độ người lao động việc chọn cách trả lương Gross hay lương Net có lợi hơn thì không phải ai cũng biết.
Trong trường hợp các công ty làm đúng luật, trả lương và đóng đúng mức phí bảo hiểm và thuế TNCN… thì dù nhận lương gộp hay lương thực nhận bạn đều có mức quyền lợi được hưởng như nhau.
Trong trường hợp các công ty không làm đúng luật, trả lương thực nhận tuy nhiên lại khai báo với cơ quan BHXH, cơ quan thuế mức lương thấp hơn để giảm thuế phải đóng thì quyền lợi của bạn nhận được khi xảy ra các sự cố ngoài ý muốn sẽ bị giảm đi.
Như vậy, khi lựa chọn cách trả lương cho mình giữa lương Gross và lương Net bạn nên lựa chọn hình thức trả lương Gross để được đóng các khoản phí đúng với mức lương và nhận quyền lợi tương đương, đồng thời tránh được các vấn đề nhạy cảm giữa người lao động và nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhận lương gộp bạn có thể sẽ phải tự tính toán mức đóng BHXH, BHYT, BHTN và làm việc với cơ quan thuế điều này sẽ khiến nhiều người lao động e ngại hơn so với việc nhận lương net.
Người lao động khi xin việc cần phải lưu ý hình thức trả lương Gross hoặc lương Net của đơn vị tuyển dụng để có thể tính toán mức lương nhận về phù hợp cho mình.
Lưu ý: Thông tin "Lương Gross và Net là gì? Nhận lương Gross hay lương Net có lợi hơn?" chỉ mang tính chất tham khảo
Lương Gross và Net là gì? Nhận lương Gross hay lương Net có lợi hơn?
Mức đóng các loại bảo hiểm hiện nay là bao nhiêu?
(1) Mức đóng BHXH
Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng BHXH là 25,5%, trong đó:
- Người lao động đóng 8% (8% quỹ HT-TT; 0% quỹ ÔĐ-TS; 0% quỹ TNLĐ-BNN)
- Người sử dụng lao động đóng 17,5% (14% quỹ HT-TT; 3% quỹ ÔĐ-TS; 0,5% quỹ TNLĐ-BNN)
(2) Mức đóng bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng bảo hiểm y tế là 4,5%, trong đó:
- Người lao động đóng 1,5%
- Người sử dụng lao động đóng 3%
(3) Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 14 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 2%, trong đó:
- Người lao động đóng 1% tiền lương tháng
- Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN
Theo quy định tại Điều 3 Luật Việc làm 2013 và Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng áp dụng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, người lao động là người nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm đồng thời cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, tổng mức đóng BHXH, BHTN, BHYT là 32% trong đó:
- Người lao động đóng 10,5%
- Người sử dụng lao động đóng 21,5%.
Người lao động được nhận lương vào thời điểm nào trong tháng?
Tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, theo quy định trên thì việc người lao động được nhận lương vào thời gian nào sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng không được quá thời hạn như sau:
- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
Riêng đối với người lao động nhận lương theo sản phẩm theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng người lao động được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-714.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/26-7-2023/hinh-anh-238.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chính thức lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Người lao động, cán bộ công chức viên chức được nghỉ thế nào theo Bộ luật Lao động?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức tăng lương cơ sở cao hơn mức 2,34 triệu đồng áp dụng trong những bảng lương nào nếu tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn?
- Lý do tăng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng lên mức mới đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT không diễn ra khi áp dụng bảng lương mới sau năm 2026?