Lương đóng bảo hiểm xã hội chỉ bao gồm tiền lương thôi có đúng không?

Cho tôi hỏi lương đóng bảo hiểm xã hội chỉ bao gồm tiền lương thôi có đúng không? Để nhận được lương hưu, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm? Câu hỏi của anh Thịnh (Đồng Nai).

Lương đóng bảo hiểm xã hội chỉ bao gồm tiền lương thôi có đúng không?

Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
...

Trong đó, các khoản phụ cấp lương tính đóng bảo hiểm xã hội đã được liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ; còn các khoản bổ sung khác được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không chỉ bao gồm lương mà còn gồm phụ cấp và các khoản bổ sung khác, cụ thể:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Lương đóng bảo hiểm xã hội chỉ bao gồm tiền lương thôi có đúng không?

Lương đóng bảo hiểm xã hội chỉ bao gồm tiền lương thôi có đúng không? (Hình từ Internet)

Để nhận được lương hưu, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
...

Theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, để được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng, ngoài điều kiện về tuổi, người lao động còn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên (trừ trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ cần đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm trở lên).

Cơ quan nào phải thực hiện xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?

Tại khoản 6 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
...
6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Theo đó, hằng năm cơ quan bảo hiểm xã hội phải xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội có bao gồm sổ bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Nội dung chuyển khoản khi nộp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng là gì?
Lao động tiền lương
Có bắt buộc tích hợp bảo hiểm xã hội vào VNeID không?
Lao động tiền lương
Tháng 6/2024, doanh nghiệp trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN như thế nào?
Lao động tiền lương
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để làm gì?
Lao động tiền lương
Mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu chi tiết nhất như thế nào?
Lao động tiền lương
Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi nào?
Lao động tiền lương
Công bố thống kê doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHYT tại Tp.HCM năm 2023?
Lao động tiền lương
Công ty làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội để trục lợi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
406 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào