Lương của kiểm ngư viên hiện nay là bao nhiêu?
Kiểm ngư viên phải đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ của kiểm ngư viên, cụ thể như sau:
Kiểm ngư viên
...
2. Nhiệm vụ
a) Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
b) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.
c) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo nhiệm vụ được phân công.
d) Tham gia thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản.
đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
e) Tham gia nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
...
Theo đó kiểm ngư viên phải đảm bảo thực hiện đầy đủ 07 nhiệm vụ được nêu cụ thể như trên.
Lương của kiểm ngư viên hiện nay (Hình từ Internet)
Kiểm ngư viên phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm ngư viên như sau:
Kiểm ngư viên
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.
b) Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
c) Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
d) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
e) Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản đúng quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật.
g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Theo đó để được làm kiểm ngư viên cần đáp ưng đầy đủ 07 tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được nêu trên.
Lương của kiểm ngư viên hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định về cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
b) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo đó chức danh nghề nghiệp kiểm ngư viên được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương kiểm ngư viên như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương: chức danh nghề nghiệp kiểm ngư viên được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
- Mức lương cơ sở:
+ Từ nay đến hết 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới là 1,8 triệu đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Như vậy lương kiểm ngư viên như sau:
- Từ nay đến hết 30/6/2023: dao động từ 3.486.600 - 7.420.200 đồng/tháng.
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới: dao động từ 4.212.000 - 8.964.000 đồng/tháng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?