Lương bác sĩ ở Sở y tế 63 tỉnh thành có trả lương giống nhau không?
Lương bác sĩ ở Sở y tế 63 tỉnh thành có trả lương giống nhau không?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở được áp dụng hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Cụ thể mức lương bác sĩ làm việc tại Sở Y tế được thể hiện dưới bảng sau đây:
STT | Đối tượng | Mức lương |
1 | Bác sĩ | 4.212.000 đến 8.964.000 (đồng/tháng) |
2 | Bác sĩ chính | 7.920.000 đến 12.204.000 (đồng/tháng) |
3 | Bác sĩ cao cấp | 11.160.000 đến 14.400.000 (đồng/tháng) |
Và mức lương này sẽ áp dụng đối với tất cả bác sĩ thuộc Sở y tế không phân biệt vùng hay khu vực. Do đó lương bác sĩ ở Sở y tế 63 tỉnh thành sẽ đều nhận được mức lương theo quy định nêu trên (chưa bao gồm phụ cấp và các khoản thưởng khác)
Lương bác sĩ ở Sở y tế 63 tỉnh thành có trả lương giống nhau không?
Phụ cấp trực ca đêm hiện nay của bác sĩ khu vực công là bao nhiêu?
Căn cứ Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp đặc thù với người làm việc trong các cơ sở y tế, trong đó có chế độ phụ cấp thường trực là một trong những phụ cấp đặc thù của ngành y nói chung và bác sĩ nói riêng.
Đồng thời, mức phụ cấp thường trực được nêu tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg như sau:
1. Đối với chế độ, phụ cấp thường trực:
- Thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp: 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II. 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương. 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
- Thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ; Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
2. Thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
3. Được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau: Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 1 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 2 ngày; Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.
Bác sĩ phải đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
1. Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
5. Tôn trọng quyền của người bệnh.
6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Như vậy, một người bác sĩ phải có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, cụ thể như sau:
- Phải tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
- Phải hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế;
- Phải thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình;
- Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ;
- Phải tôn trọng quyền của người bệnh;
- Phải trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?