Luật sư làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật được không?
Luật sư làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật được không?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định:
Người thực hiện tư vấn pháp luật
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
1. Tư vấn viên pháp luật;
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 20 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định:
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo hợp đồng lao động.
2. Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh có quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng lao động ký kết giữa luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật về luật sư.
Ngoài ra, Điều 17 Thông tư 01/2010/TT-BTP cũng có quy định:
Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh là luật sư đã đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư.
2. Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn được ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh với luật sư.
3. Phạm vi hành nghề, quyền và nghĩa vụ của luật sư được thực hiện theo hợp đồng lao động phù hợp với quy định của Luật Luật sư, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP và pháp luật về lao động.
4. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng, Luật Luật sư.
Như vậy, luật sư hoàn toàn được phép hành nghề tại Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn được ký kết giữa luật sư và Trung tâm hoặc Chi nhánh.
Tuy nhiên, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh phải là luật sư đã đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư 2006 (Luật Luật sư sửa đổi 2012).
Theo đó, phạm vi hành nghề, quyền và nghĩa vụ của luật sư được thực hiện theo hợp đồng lao động phù hợp với quy định của Luật Luật sư 2006 (Luật Luật sư sửa đổi 2012), Nghị định 77/2008/NĐ-CP và pháp luật về lao động.
Ngoài ra, nếu có tham gia tố tụng, thì hoạt động tham gia tố tụng của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng, Luật Luật sư 2006 (Luật Luật sư sửa đổi 2012).
>> Để thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật cần đáp ứng những điều kiện nào?
Luật sư làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật được không?
Trung tâm tư vấn pháp luật không có luật sư có thành lập được không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định:
Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.
Theo đó, để thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật cần phải có ít nhất 02 tư vấn viên pháp luật, hoặc tư vấn viên pháp luật và 01 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc 02 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu không có luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật vẫn có thể thành lập nếu đáp ứng được điều kiện có ít nhất 02 tư vấn viên pháp luật và có trụ sở làm việc của Trung tâm.
Luật sư làm việc tại Trung tâm tư vấn bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm tổ chức tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn pháp luật thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
b) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi;
c) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
d) Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc, tiết lộ thông tin về vụ việc, về cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tư vấn pháp luật thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện tư vấn pháp luật;
b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc;
c) Cản trở hoạt động tư vấn pháp luật.
Dựa theo quy định trên, luật sư bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
- Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi;
- Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
- Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc, tiết lộ thông tin về vụ việc, về cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?