Luật sư làm người bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án có được không?
Luật sư làm người bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án có được không?
Theo khoản 5 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Người bào chữa
...
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
...
5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Theo đó luật sư có thể làm người bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của những người buộc tội đó không đối lập nhau.
Luật sư làm người bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án có được không? (Hình từ Internet)
Khi làm người bào chữa thì luật sư phải tuân thủ các nghĩa vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
...
2. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Theo đó luật sư làm người bào chữa thì phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây:
- Luật sư sẽ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
- Hỗ trợ về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà luật sư đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
- Phải tôn trọng sự thật và không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà luật sư biết được khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Ngoài ra luật sư làm người bào chữa sẽ không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Khi làm người bào chữa thì luật sư sẽ tham gia tố tụng trong thời điểm nào?
Theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Theo đó luật sư làm người bào chứa sẽ tham gia tố tụng trong thời điểm như sau:
- Từ khi khởi tố bị can.
- Trường hợp bắt, tạm giữ người thì luật sư sẽ tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
- Trường hợp cần giữ bí mật điều tra với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì luật sư có thể phải tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?
- Công đoàn cấp trên có trách nhiệm gì trong việc thành lập nghiệp đoàn cơ sở?
- Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền gì? Thẩm phán có cần giải trình về quan điểm xét xử của mình không?