Loại hình thất nghiệp gắn với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế được gọi gì?
Loại hình thất nghiệp gắn với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế được gọi gì?
Loại hình thất nghiệp gắn với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế được gọi là thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi nền kinh tế trải qua các giai đoạn suy thoái hoặc khủng hoảng, dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.
Trong những giai đoạn này, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ giảm, dẫn đến việc các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và sa thải nhân viên để tiết kiệm chi phí
Thất nghiệp chu kỳ thường tăng lên trong thời kỳ suy thoái và giảm xuống khi nền kinh tế phục hồi. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động và nền kinh tế nói chung
Để giảm thiểu thất nghiệp chu kỳ, chính phủ và các tổ chức có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng chi tiêu công cộng: Đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế để tạo ra việc làm và kích thích nền kinh tế.
- Chính sách tiền tệ và tài khóa: Giảm lãi suất và tăng cung tiền để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. Đồng thời, giảm thuế và tăng chi tiêu công để kích thích tổng cầu.
- Chương trình đào tạo nghề: Cung cấp các khóa đào tạo và tái đào tạo nghề cho người lao động để họ có thể thích ứng với các yêu cầu mới của thị trường lao động.
- Hỗ trợ doanh nghiệp: Cung cấp các gói hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp để họ có thể duy trì và mở rộng hoạt động, từ đó tạo thêm việc làm.
Những biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu thất nghiệp chu kỳ mà còn góp phần ổn định và phát triển kinh tế bền vững.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Loại hình thất nghiệp gắn với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế được gọi gì? (Hình từ Internet)
Thời điểm chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động là khi nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
...
Theo đó, thời điểm chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời hạn cụ thể như sau:
- Chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc;
- Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động.
Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Trường hợp nào cơ quan bảo hiểm xã hội phải từ chối chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp?
Theo Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, thang lương, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin hoặc cung cấp bản sao giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để rà soát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
3. Được cơ quan thuế cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động và các thông tin khác có liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. Từ chối chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, việc thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; việc đóng, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.
7. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo đó cơ quan bảo hiểm xã hội phải từ chối chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
XEM THÊM: Có cần phải công chứng Giấy tờ nhận bảo hiểm thất nghiệp?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?