Lịch nghỉ lễ 2 9 năm 2025 của người lao động trong công ty, doanh nghiệp ngoài Nhà nước ra sao?
Lịch nghỉ lễ 2 9 năm 2025 của người lao động trong công ty, doanh nghiệp ngoài nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Như vậy, theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày vào ngày lễ Quốc khánh bao gồm ngày 02/9 và 01 ngày liền kề trước hoặc sau.
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định người lao động được nghỉ dịp lễ Quốc khánh 2025 02 ngày vào thứ Ba ngày 02/9/2025 và lựa chọn 01 trong 02 ngày: thứ Hai ngày 01/9/2025 hoặc thứ Tư ngày 03/9/2025 dương lịch.
Lưu ý: Trường hợp cơ sở lao động quy định ngày nghỉ hằng tuần trùng vào ngày nghỉ lễ 2 9 năm 2025 thì người lao động được bố trí nghỉ bù sang ngày khác. (khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019)
Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ lễ 2 9 năm 2025 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
* Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024, công chức viên chức sẽ được nghỉ dịp lễ Quốc khánh 2025 04 ngày từ thứ Bảy ngày 30/8/2025 đến hết thứ Ba ngày 02/9/2025 dương lịch.
Lịch nghỉ lễ 2 9 năm 2025 của người lao động trong công ty, doanh nghiệp ngoài nhà nước?
Người lao động đi làm ngày lễ tính lương thế nào?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm trong ngày lễ được tính lương như sau:
- 100% lương của ngày làm việc bình thường
- 300% lương của ngày lễ
- 30% lương của ngày làm việc bình thường nếu làm việc vào ban đêm
- 20% lương của ngày lễ (mức 300%), tức tổng 60% lương ngày thường nếu làm thêm giờ vào ban đêm
Như vậy người lao động làm việc ngày lễ vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
Người lao động làm việc ngày lễ vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Lễ Quốc khánh 2/9 có ý nghĩa gì?
Lễ Quốc khánh 2/9 là một trong những ngày lễ đặc biệt và quan trọng nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Ngày này không chỉ đơn thuần là một mốc thời gian mà còn là dịp để mọi người dân tưởng nhớ đến những hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Đây là thời điểm để người dân Việt Nam tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, cùng những giá trị cao đẹp như tự do và bình đẳng mà bao thế hệ đã dày công gìn giữ.
Ý nghĩa của Lễ Quốc khánh 2/9 còn nằm ở việc khẳng định quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ông đã nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Những lời này không chỉ tạo nên một niềm tin vững chắc cho toàn thể dân tộc mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ để các thế hệ tiếp theo tiếp tục phấn đấu cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Lễ Quốc khánh cũng là dịp để mỗi người dân nhìn lại chặng đường đã qua, từ những năm tháng kháng chiến gian khổ cho đến thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Ngày này nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đồng thời khuyến khích tinh thần đoàn kết và yêu nước trong cộng đồng.
Hơn nữa, Lễ Quốc khánh 2/9 còn là cơ hội để thể hiện lòng tự hào dân tộc thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao phong phú. Những hoạt động này không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi mà còn giúp gắn kết cộng đồng, khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm trong mỗi công dân. Qua đó, ngày lễ này trở thành một biểu tượng sống động cho khát vọng hòa bình, phát triển và thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.
*Thông tin mang tính chất tham khảo.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?
- Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở để xây dựng các bảng lương mới sau năm 2026?