Lễ Phục Sinh năm 2024 vào ngày nào? Người lao động làm thêm giờ trong ngày này được hưởng mức tiền lương là bao nhiêu?
Lễ Phục Sinh năm 2024 vào ngày nào?
Lễ Phục Sinh hay còn có tên gọi khác là (Easter day) là một ngày lễ quan trọng trong năm của người theo đạo Thiên chúa giáo.
Lễ Phục Sinh thường diễn ra vào một ngày Chủ nhật bất kì khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4.
Lễ Phục Sinh không có ngày cố định mà người dân thường tính Lễ Phục Sinh diễn ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân phân. Do vậy, lễ Phục sinh còn được coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển mùa với rất nhiều màu sắc rực rỡ.
Theo lịch vạn niên thì Lễ Phục Sinh năm 2024 nhằm vào Chủ nhật ngày 31/03/2024.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ Phục Sinh năm 2024 vào ngày nào? Người lao động làm thêm giờ trong ngày này được hưởng mức tiền lương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lễ Phục Sinh rơi vào ngày làm việc trong tuần thì người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 ngày lễ tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Tuy Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo. Nhưng lại không phải là ngày nghỉ lễ tết hằng năm của người lao động.
Do đó, Lễ Phục Sinh là ngày làm việc trong tuần thì người lao động không được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương, trừ trường hợp:
- Ngày Lễ Phục Sinh rơi vào ngày nghỉ việc riêng của người lao động tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp nghỉ phép năm theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động có thỏa thuận khác với doanh nghiệp.
Đi làm thêm giờ trong ngày Lễ Phục Sinh người lao động được trả mức tiền lương là bao nhiêu?
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Do ngày Lễ Phục Sinh không thuộc ngày lễ tết hằng năm.
Theo đó, người lao động đi làm thêm giờ vào ngày Lễ Phục Sinh thì sẽ được người sử dụng lao động trả mức tiền lương như sau:
- Đi làm thêm giờ vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng 150% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm thêm giờ vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 210% lương của ngày làm việc bình thường. Cụ thể thực hiện theo công thức sau đây:
Lương làm thêm giờ vào ban đêm = Lương làm thêm ngày thường + 30% lương ngày thường + 20% lương làm thêm giờ vào ban ngày = 150% + 30% + (20% x 150%) = 210% (đối với trường hợp có đi làm thêm giờ vào ban ngày)
Lương làm thêm giờ vào ban đêm = Lương làm thêm ngày thường + 30% lương ngày thường + 20% lương làm thêm giờ vào ban ngày = 150% + 30% + (20% x 100%) = 200% (đối với trường hợp không đi làm thêm giờ vào ban ngày)
* Nếu ngày Lễ Phục Sinh rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì mức lương như sau:
- Đi làm thêm giờ vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng: 200% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm thêm giờ vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 270% lương của ngày làm việc bình thường. Cụ thể thực hiện theo công thức sau đây:
Lương làm thêm giờ vào ban đêm = Lương làm thêm ngày nghỉ hằng tuần + 30% lương ngày thường + 20% lương làm thêm giờ vào ban ngày = 200% + 30% + (20% x 200%) = 270%.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?