Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người làm công việc sản xuất thời vụ theo những trường hợp nào?
- Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người làm công việc sản xuất thời vụ được tính như thế nào?
- Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người làm công việc sản xuất thời vụ theo những trường hợp nào?
- Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch thì xử lý thế nào?
Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người làm công việc sản xuất thời vụ được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm, cụ thể như sau:
Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm
TQ = [TN - (Tt + Tp + TL)] x tn (giờ)
Trong đó:
- TQ: Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người lao động;
- TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày hoặc là 366 ngày nếu là năm nhuận;
- Tt: Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm được xác định theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động;
- Tp: Số ngày nghỉ hằng năm là 12, 14 hoặc 16 ngày và được tăng theo thâm niên làm việc theo quy định tại Điều 113, Điều 114 của Bộ luật Lao động và Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 11 ngày theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động.
- tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động.
Theo đó, Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người làm công việc sản xuất thời vụ được tính theo công thức sau:
TQ = [TN - (Tt + Tp + TL)] x tn (giờ)
Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày theo những trường hợp nào?
Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người làm công việc sản xuất thời vụ theo những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày, cụ thể như sau:
Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày
Hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã tính theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:
1. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ.
2. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ.
3. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn từ 4 giờ đến dưới 8 giờ
4. Cho nghỉ trọn ngày.
Theo đó, hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm, người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:
- Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ.
- Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ.
- Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn từ 4 giờ đến dưới 8 giờ
- Cho nghỉ trọn ngày.
Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch thì xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn, cụ thể như sau:
Nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn
1. Trong năm, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này (gồm cả thời giờ nghỉ ngơi trong ngày được tính là thời giờ làm việc) không được vượt quá quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã xác định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày ít hơn 8 giờ, nếu đã được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư này, thì người sử dụng lao động không phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
3. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày đã được lập kế hoạch mà thực tế không bố trí cho người lao động làm việc, thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
4. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày nhiều hơn 8 giờ đã được xác định trong kế hoạch tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, thì số giờ chênh lệch đó không tính là thời giờ làm thêm.
5. Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này, thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm, đồng thời người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ và thực hiện các chế độ liên quan đến làm thêm giờ cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.
Theo đó, trường hợp số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch, thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm, đồng thời người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ và thực hiện các chế độ liên quan đến làm thêm giờ cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?