Kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp so màu cần chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nào?

Cho tôi hỏi đối với kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp so màu cần chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nào? Câu hỏi của chị H.Q (Đồng Tháp).

Kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp so màu cần chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nào?

Căn cứ theo Phụ lục 4 Kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp so màu ban hành kèm theo QCVN 02:2019/BYT về Bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc có quy định phương pháp xác định kỹ thuật định lượng như sau:

- Lò nung điện: Khoảng nhiệt độ từ 0 - 1000°C.

- Tủ sấy 0-300°C .

- Cân phân tích, độ nhạy 0,1 mg.

- Chén bạch kim hoặc niken có nắp.

- Kẹp chén bằng sắt và găng tay chịu nhiệt.

- Bếp điện.

- Đèn xì.

- Cốc thủy tinh 250mL và 50mL (cốc Becher).

- Phễu thủy tinh.

- Đũa thủy tinh.

- Ống đong thủy tinh 100mL đáy bằng, cao 20cm, đường kính 2,5cm, có chia vạch.

- Ống đong thủy tinh 25mL, có chia vạch.

- Ống định mức 50mL, 100mL, 200mL.

- Bình thủy tinh tam giác 100mL.

- Ống nghiệm so màu cỡ 16x180mm, làm bằng thủy tinh trắng.

- Pipet 5, 10, 20mL.

- Giấy lọc thường và giấy lọc không tro.

Ngoài ra đối với hoá chất, thuốc khử được dùng trong phương pháp này bao gồm:

- Hỗn hợp kiềm: Có thể dùng một trong hai hỗn hợp có cùng trọng lượng sau đây:

+ KHCO3 tinh khiết và KCl tinh khiết.

Hoặc:

+ NaHCO3 tinh khiết và NaCl tinh khiết.

- Muối natri carbonat tinh khiết (Na2CO3.10H2O), pha thành dung dịch 5% và 10%.

- Muối amonimolybdat tinh khiết {Mo7O24(NH4)6.10 H2O} pha thành dung dịch 10%.

- HCl tinh khiết, pha loãng theo tỷ lệ 1/2 và 1/4.

- HNO3 tinh khiết, pha loãng theo tỷ lệ 1/2.

- Dung dịch amoni chloride 2%.

- Acid tactric bão hòa.

- Hóa chất làm thang mẫu tự nhiên:

+ Dung dịch K2CO3 6,9% và 10% KCl tinh khiết được pha như sau; Trong một cốc thủy tinh 100mL, cho vào 6,9g K2CO3 tinh khiết, đổ vào 50mL nước cất 2 lần để hòa tan. Thêm 10g KCl tinh khiết vào cốc, sau đó đổ nước cất 2 lần vào cho vừa đủ 100mL.

+ Dung dịch SiO2 tinh khiết làm thang mẫu (có thể dùng thạch anh) 1mL tương ứng với 0,5mg SiO2 được pha như sau: Trong một chén bạch kim (hoặc niken) cho vào: Bột SiO2 tinh khiết 0,05g (cân chính xác). Cho tiếp 2,5g hỗn hợp kiềm (1,25g KHCO3 tinh khiết và 1,25g KCl tinh khiết) hoặc 2g hỗn hợp kiềm (1g NaHCO3 tinh khiết và 1g NaCl tinh khiết).

+ Trộn kỹ hỗn hợp trong chén và nung ở nhiệt độ 800°C cho hỗn hợp nóng chảy hoàn toàn. Sau khi nung, cho vào chén 40mL dung dịch Na2CO3 5%. Đun nhỏ lửa cho tan đều (nếu chén nhỏ có thể đổ 40mL dung dịch Na2CO3 vào chén làm nhiều lần). Lọc cẩn thận, tráng nước cất nhiều lần và cuối cùng thêm nước cất 2 lần vừa đủ 100mL.

- Hóa chất làm thang mẫu nhân tạo:

+ Muối kali chromat tinh khiết, pha thành dung dịch có nồng độ chính xác 0,55%: pha 0,55g kali chromat tinh khiết trong 100mL nước cất trước khi dùng.

+ Dung dịch borat bão hòa trong nước.

- Cồn 90°.

- Nước cất 2 lần.

Kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp so màu cần chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nào?

Kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp so màu cần chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nào?

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nồng độ bụi nơi làm việc được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục 4 QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc quy định như sau:

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với bụi phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, đánh giá yếu tố bụi tối thiểu 1 lần/năm theo quy chuẩn này và các quy định liên quan của Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Trường hợp nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm như sau:

Định kỳ quan trắc môi trường lao động, đánh giá yếu tố bụi tối thiểu 1 lần/năm theo tiêu chuẩn quốc gia và các quy định liên quan của Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động bằng cách cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trường hợp nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này, doanh nghiệp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục hậu quả và cải thiện tình trạng hiện tại.

Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?

Căn cứ theo Mục 3 QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định về giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 40 giờ/tuần làm việc được tính như sau:

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
....
5. Chấp nhận các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn phương pháp quy định trên. Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, có thể áp dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác đáp ứng yêu cầu quy định của quy chuẩn này.

Chiếu theo quy định này, nhà nước linh động cho doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định nồng độ bụi và giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của bụi tại nơi làm việc cụ thể:

Doanh nghiệp được phép sử dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn phương pháp do luật định.

Đồng thời, trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác đáp ứng yêu cầu quy định của quy chuẩn này.

Bụi tại nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp so màu cần chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nào?
Lao động tiền lương
Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 40 giờ/tuần làm việc theo QCVN 02 : 2019/BYT được tính như thế nào?
Lao động tiền lương
Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
Lao động tiền lương
Công thức tính giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày như thế nào?
Lao động tiền lương
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc là bao nhiêu theo QCVN 02:2019/BYT?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi bông theo QCVN 02:2019/BYT cần chuẩn bị những dụng cụ lấy mẫu nào?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật định lượng silic tự do trong bụi bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại cần chuẩn bị thiết bị gì?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp bằng thiết bị đo bụi điện tử theo QCVN 02:2019/BYT với phương pháp như thế nào?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi hô hấp bằng phương pháp trọng lượng theo QCVN 02:2019/BYT cần thiết bị, dụng cụ ra sao?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng QCVN 02:2019/BYT cần thiết bị, dụng cụ ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bụi tại nơi làm việc
352 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bụi tại nơi làm việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào