Kính mừng đại lễ Vu Lan 15 7? Người lao động bắt buộc phải làm thêm giờ dịp lễ Vu Lan 2024 trong trường hợp nào?
Kính mừng đại lễ Vu Lan 15 7?
Lễ Vu Lan còn được gọi là lễ Báo Hiếu, là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Năm 2024 lễ Vu Lan diễn ra vào Chủ nhật ngày 18/8/2024 dương lịch.
Kính mừng đại lễ Vu Lan 15 7 mọi người thường bày tỏ lòng biết ơn và hiếu thảo đối với cha mẹ và tổ tiên và tham gia các hoạt động như:
- Cúng dường và làm phước: Dâng lễ vật lên chùa, cúng dường chư tăng và làm các việc thiện để hồi hướng công đức cho cha mẹ và tổ tiên.
- Cầu siêu: Tổ chức các buổi lễ cầu siêu cho những người đã khuất, mong họ được siêu thoát và an lạc.
- Thả đèn hoa đăng: Thả đèn hoa đăng trên sông để cầu nguyện cho linh hồn của người đã mất.
- Tặng quà và chăm sóc cha mẹ: Bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách tặng quà và chăm sóc cha mẹ, thể hiện tình cảm và sự quan tâm.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Kính mừng đại lễ Vu Lan 15 7? Người lao động bắt buộc phải làm thêm giờ dịp lễ Vu Lan 2024 trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người lao động bắt buộc phải làm thêm giờ dịp lễ Vu Lan 2024 trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Và căn cứ theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, NSDLĐ sử dụng NLĐ làm thêm giờ phải được sự đồng ý của NLĐ. Tuy nhiên, NSDLĐ sử dụng NLĐ làm thêm giờ không cần sự đồng ý của NLĐ và người lao động bắt buộc phải làm thêm giờ dịp lễ Vu Lan 2024 trong trường hợp sau:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì bắt buộc phải báo trước cho NSDLĐ đúng không?
Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
...
Theo đó, người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải báo trước cho NSDLĐ như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, NLĐ không cần phải báo trước trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?