Kiểm tra lớp màn chắn bảo vệ của cáp điện phòng nổ như thế nào?
Cáp điện phòng nổ là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Giải thích từ ngữ
3.1. Cáp điện phòng nổ là cáp điện, có ruột dẫn làm bằng đồng ủ có hoặc không có phủ thiếc, có cách điện, màn chắn, vỏ bọc kháng cháy để sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí cháy, nổ và bụi nổ.
3.2. Vỏ bọc kháng cháy là vỏ bọc ngoài của cáp phòng nổ đảm bảo tính năng không lan truyền sự cháy khi ngọn lửa đốt cháy đã tắt.
3.3. Màn chắn bảo vệ là lớp bao bọc bên ngoài cách điện của lõi đơn hoặc các lõi và có tính dẫn điện, bằng cao su bán dẫn điện, băng vải bán dẫn điện, băng plastic phủ nhôm, lưới đồng hoặc băng đồng.
3.4. Vỏ bọc kim là lớp bảo vệ cơ học cho cáp được làm từ kim loại.
3.5. Vỏ bọc là vỏ bọc bên ngoài của cáp điện phòng nổ.
3.6. Cáp cứng là cáp điện có ruột dẫn cấp 1 và cấp 2 được làm từ các sợi đồng theo yêu cầu kỹ thuật trong Điều 5 của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004).
3.7. Cáp mềm là cáp điện có ruột được làm từ các sợi đồng mềm cấp 5 và cấp 6 theo yêu cầu kỹ thuật trong Điều 6 của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004).
Theo đó, cáp điện phòng nổ là cáp điện, có ruột dẫn làm bằng đồng ủ có hoặc không có phủ thiếc, có cách điện, màn chắn, vỏ bọc kháng cháy để sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí cháy, nổ và bụi nổ.
Kiểm tra lớp màn chắn bảo vệ của cáp điện phòng nổ như thế nào?
Kiểm tra lớp màn chắn bảo vệ của cáp điện phòng nổ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu và phương pháp kiểm tra thử nghiệm
9.1. Yêu cầu chung
Các phép kiểm tra, thử nghiệm phải được thực hiện theo Điều 14 của TCVN 5935-1:2013 và các yêu cầu trong điều này:
9.1.1. Nhiệt độ môi trường quanh bằng (20±15) °C;
9.1.2. Giá trị độ ẩm tương đối đến 95 % ở nhiệt độ 25 °C;
9.1.3. Hàm lượng ôxy là 21 % về thể tích;
9.1.4. Không có khí cháy, khí độc hại và hơi ăn mòn;
9.1.5. Phương tiện dụng cụ để kiểm tra, thử nghiệm phải đảm bảo hoạt động chính xác, tin cậy và được hiệu chuẩn theo quy định.
9.2. Kiểm tra kích thước kết cấu cáp
9.2.1. Kiểm tra đường kính của sợi dây đơn, đường kính của sợi dây đơn tuân thủ theo Điều 7 của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004) và thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.
9.2.2. Đo độ dày của cách điện: Độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có cách điện mỏng nhất, giá trị này phải thỏa mãn khoản 6.6.3 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
9.2.3. Đo độ dày của vỏ bọc của cáp, độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có vỏ bọc mỏng nhất, giá trị đo được phải thỏa mãn khoản tuân thủ theo Điều 13 của TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009) và thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.
9.2.4. Kiểm tra lớp màn chắn bảo vệ: Các lớp màn chắn phải tuân thủ theo khoản 6.6.5 của Quy chuẩn kỹ thuật này và các thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể trong tài liệu do nhà sản xuất cung cấp.
...
Theo đó, kiểm tra lớp màn chắn bảo vệ của cáp điện phòng nổ phải đáp ứng rằng các lớp màn chắn phải tuân thủ theo khoản 6.6.5 QCVN 21:2023/BCT và các thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể trong tài liệu do nhà sản xuất cung cấp.
Phương pháp kiểm tra an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 13 QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu về kiểm tra trong quá trình vận hành
13.1. Kiểm tra, đánh giá các tính năng kỹ thuật được thực hiện theo QCVN QTĐ-5:2009/BCT, QCVN 01:2011/BCT, loạt tiêu chuẩn TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009), TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004), TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009), TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999), loạt tiêu chuẩn TCVN 9615-1:2013 (IEC 60245-1:2008), loạt tiêu chuẩn MT 818 -1~13, TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011), TCVN 7079-17:2003, IEC 60079-17:2013.
13.2. Các phương pháp kiểm tra:
Các phương pháp kiểm tra thực hiện theo yêu cầu khoản 3 của IEC 60079-17:2013 gồm:
13.2.1. Kiểm tra bằng trực quan: Kiểm tra xác định, mà không cần sử dụng tiếp cận bằng thiết bị hoặc các dụng cụ.
13.2.2. Kiểm tra trực tiếp: Kiểm tra những bộ phận ở bên ngoài bằng trực quan và xác định các khuyết tật bằng cách sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra trực tiếp không được mở vỏ hoặc cắt điện thiết bị.
13.2.3. Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra trong đó bao gồm những nội dung của kiểm tra trực tiếp và xác định các khuyết tật bằng sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra chi tiết phải cắt điện và mở vỏ thiết bị.
Theo đó, phương pháp kiểm tra an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò bao gồm:
- Kiểm tra bằng trực quan: Kiểm tra xác định, mà không cần sử dụng tiếp cận bằng thiết bị hoặc các dụng cụ.
- Kiểm tra trực tiếp: Kiểm tra những bộ phận ở bên ngoài bằng trực quan và xác định các khuyết tật bằng cách sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra trực tiếp không được mở vỏ hoặc cắt điện thiết bị.
- Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra trong đó bao gồm những nội dung của kiểm tra trực tiếp và xác định các khuyết tật bằng sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra chi tiết phải cắt điện và mở vỏ thiết bị.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?