Kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ trong nhà máy tuyển khoáng định kỳ như thế nào?
Kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ trong nhà máy tuyển khoáng định kỳ như thế nào?
Căn cứ Điều 153 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Định kỳ phải kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ
1. Định kỳ phải kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ, kiểm tra tình trạng thiết bị, dụng cụ chữa cháy để kịp thời sửa chữa và bổ sung, thay thế các dụng cụ, thiết bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng theo quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
2. Cấm sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy, nổ vào mục đích khác. Trường hợp Giám đốc đồng ý cho sử dụng thì ngay sau đó phải bổ sung cho đủ cơ số quy định ban đầu.
Theo đó, định kỳ phải kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ, kiểm tra tình trạng thiết bị, dụng cụ chữa cháy để kịp thời sửa chữa và bổ sung, thay thế các dụng cụ, thiết bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng theo quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Cấm sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy nổ vào mục đích khác. Trường hợp Giám đốc đồng ý cho sử dụng thì ngay sau đó phải bổ sung cho đủ cơ số quy định ban đầu.
Kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ trong nhà máy tuyển khoáng định kỳ như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhà máy tuyển khoáng phải thực hiện các yêu cầu gì về phòng chống cháy nổ?
Căn cứ Điều 150 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Quy định chung về phòng chống cháy, nổ
Khi thiết kế, thi công và vận hành Nhà máy phải chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, nổ và chữa cháy. Nhà máy phải thực hiện các yêu cầu cơ bản về phòng chống cháy, nổ sau đây:
1. Có quy định, nội quy về an toàn phòng chống cháy, nổ.
2. Có các biện pháp về phòng chống cháy, nổ.
3. Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của nhà máy.
4. Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy, nổ.
5. Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
6. Có bố trí kinh phí cho hoạt động phòng chống cháy, nổ.
7. Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng chống cháy, nổ, có sổ sách theo dõi về chất lượng, số lượng, tình trạng các thiết bị, phương tiện phòng chống cháy, nổ.
Theo đó, khi thiết kế, thi công và vận hành Nhà máy phải chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, nổ và chữa cháy. Nhà máy tuyển khoáng phải thực hiện các yêu cầu cơ bản về phòng chống cháy nổ sau đây:
- Có quy định, nội quy về an toàn phòng chống cháy, nổ.
- Có các biện pháp về phòng chống cháy, nổ.
- Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của nhà máy.
- Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy, nổ.
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
- Có bố trí kinh phí cho hoạt động phòng chống cháy, nổ.
- Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng chống cháy, nổ, có sổ sách theo dõi về chất lượng, số lượng, tình trạng các thiết bị, phương tiện phòng chống cháy, nổ.
Giải quyết thế nào khi xảy ra cháy nổ trong nhà máy tuyển khoáng?
Căn cứ Điều 158 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Giải quyết sự cố cháy nổ
Khi có cháy, nổ xảy ra phải:
1. Lập tức phát tín hiệu báo động cháy; đồng thời nhanh chóng thông báo cho cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của địa phương.,
2. Đội trưởng và các nhân viên đội phòng cháy nổ, chữa cháy phải có mặt ngay tại nơi xảy ra cháy và tiến hành chữa cháy.
3. Giám đốc, bộ phận phụ trách an toàn của nhà máy nhanh chóng đến nơi xảy ra cháy để huy động lực lượng tham gia chữa cháy.
4. Trong mọi trường hợp xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị cảnh sát PCCC có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền (thường là đội trưởng đội phòng cháy, chữa cháy của nhà máy) tạm thời chỉ huy chữa cháy khi lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy chưa đến kịp.
Theo đó, khi xảy ra sự cố cháy nổ trong nhà máy tuyển khoáng phải giải quyết như sau:
- Lập tức phát tín hiệu báo động cháy; đồng thời nhanh chóng thông báo cho cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của địa phương.,
- Đội trưởng và các nhân viên đội phòng cháy nổ, chữa cháy phải có mặt ngay tại nơi xảy ra cháy và tiến hành chữa cháy.
- Giám đốc, bộ phận phụ trách an toàn của nhà máy nhanh chóng đến nơi xảy ra cháy để huy động lực lượng tham gia chữa cháy.
- Trong mọi trường hợp xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị cảnh sát PCCC có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền (thường là đội trưởng đội phòng cháy, chữa cháy của nhà máy) tạm thời chỉ huy chữa cháy khi lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy chưa đến kịp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?