Không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc doanh nghiệp có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc doanh nghiệp có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có đủ thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc hay không?
- Các tình tiết giảm nhẹ đối với doanh nghiệp không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc là gì?
Không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc doanh nghiệp có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
b) Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
e) Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
g) Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hoặc gây tai nạn lao động.
...
Như vậy, không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc doanh nghiệp có thể bị phạt phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc doanh nghiệp có thể bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có đủ thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
...
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
...
Và khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn toàn có đủ thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc.
Các tình tiết giảm nhẹ đối với doanh nghiệp không trang bị phương tiện y tế tại nơi làm việc là gì?
Tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Khi có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt sẽ thay đổi theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì khi có tình tiết giảm nhẹ, mức phạt của doanh nghiệp thực hiện hành vi trên có thể được giảm xuống còn 40 triệu đồng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?