Không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bị xử phạt thế nào?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
- Mức xử phạt hành vi không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động với người lao động là bao lâu?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Căn cứ Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, người sử dụng lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động.
Không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt hành vi không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
...
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
...
Theo quy định, người sử dụng lao động khi có hành vi không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền dựa vào số lương người vi phạm theo quy định trên.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động với người lao động là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện các chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 01 năm.
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?