Không khai báo với Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì bị xử phạt như thế nào?
- Sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động có phải thực hiện khai báo với Sở Lao động không?
- Các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được phân loại như thế nào?
- Mức xử phạt khi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động?
Sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động có phải thực hiện khai báo với Sở Lao động không?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
1. Lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu.
2. Khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
...
Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 4/2023/NĐ-CP có sửa đổi khoản 2 Điều 16 nêu trên như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau:
“2. Khai báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương bằng hình thức nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng các thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương bằng hình thức nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong khoảng thời gian 30 ngày.
Không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được phân loại như thế nào?
Căn cứ theo Danh mục các loại máy thiết bị vật tư chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH quy định các loại máy, thiết bị, vật tư, chất này được phân loại thành 03 nhóm như sau:
- Các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù quân sự
- Các loại máy, thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành công an.
Mức xử phạt khi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
...
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân khi không khai báo.
Như vậy, khi tổ chức, cá nhân đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong 30 ngày thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với cá nhân và từ 2 - 4 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm quy định này.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?