Không gia nhập một Đoàn luật sư bao lâu sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư?
Luật sư cần tuân thủ những quy tắc chung nào?
Căn cứ theo Chương 1 Quy Tắc Chung tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về quy tắc chung của nghề Luật sư như sau:
Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư
Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan
Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư
3.1. Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư.
3.2. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.
Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng
4.1. Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư.
4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao.
Như vậy, là một luật sư cần phải tuân thủ 4 quy tắc chung bao gồm:
- Sứ mệnh của luật sư
- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan
- Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư
- Tham gia hoạt động cộng đồng
Không gia nhập một Đoàn luật sư bao lâu sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư?
Không gia nhập một Đoàn luật sư bao lâu sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, cụ thể như sau:
Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
đ) Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
e) Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
g) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
h) Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
i) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
k) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư và quy định thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư thì thông báo cho Liên đoàn luật sư Việt Nam để thu hồi Thẻ luật sư.
Theo đó, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, trong vòng 2 năm nếu không gia nhập một Đoàn luật sư thì cá nhân sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Chứng chỉ hành nghề luật sư bị mất, rách, cháy có được cấp lại không?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BTP quy định về việc cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Luật sư. Người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư thuộc trường hợp đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Luật sư. Người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư thuộc trường hợp được miễn tập sự hành nghề luật sư nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Luật sư.
2. Trong trường hợp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khách quan mà thông tin trên Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thay đổi thì được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
3. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật Luật sư.
Như vậy, trong trường hợp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khách quan mà thông tin trên Chứng chỉ bị thay đổi thì được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?