Không cần bằng thạc sĩ vẫn có thể trở thành giáo viên trung học cơ sở hạng 1 theo quy định mới?
Không cần bằng thạc sĩ vẫn có thể trở thành giáo viên trung học cơ sở hạng 1 theo quy định mới?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo giáo viên trung học cơ sở hạng 1, cụ thể như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Theo đó hiện nay để trở thành giáo viên tiểu học hạng 1 thì yêu cầu phải:
- Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở; hoặc
- Có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
Tuy nhiên kể từ ngày 30/5/2023, Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực đã dẫn đến sự thay đổi về yêu cầu bằng cấp của giáo viên trung học cơ sở hạng 1 như sau:
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có:
+ Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Như vậy, kể từ ngày 30/5/2023, không yêu cầu bằng thạc sĩ đối với chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng 1.
Không cần bằng thạc sĩ vẫn có thể trở thành giáo viên trung học cơ sở hạng 1 theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Dự thi hoặc xét thăng hạng giáo viên trung học cơ sở hạng 1 yêu cầu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 30/05/2023) quy định như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
...
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở vào nhiệm vụ được giao;
b) Có khả năng thực hiện và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng bài học theo chủ đề liên môn;
c) Có khả năng thực hiện và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc vận dụng phương pháp, công nghệ dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
d) Vận dụng và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
đ) Vận dụng và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc triển khai có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh, cách lồng ghép trong hoạt động dạy học và giáo dục;
e) Có khả năng đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;
g) Có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
h) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
i) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;
k) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 1 (mã số V.07.04.30) phải có:
- Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2 (mã số V.07.04.31); hoặc
- Tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Hồ sơ cần chuẩn bị để thăng hạng giáo viên trung học cơ sở hiện nay là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, cụ thể để thăng hạng giáo viên trung học cơ sở cần phải chuẩn bị các hồ sơ sau đây:
- Sơ yếu lý lịch viên chức..
Theo quy định hiện hành thì sơ yếu lý lịch phải được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
- Bản đánh giá, nhận xét của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý trường trung học cơ sở về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký thăng hạng giáo viên trung học cơ sở.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở thi/xét thăng hạng dự thi hoặc xét thăng hạng;
Trường hợp giáo viên trung học cơ sở có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
Trường hợp giáo viên trung học cơ sở được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học;
- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?