Khoản tạm ứng cho người lao động thực hiện công việc, nếu người lao động sử dụng hết thì có được khấu trừ vào lương hay không?
- Trường hợp nào người sử dụng lao động được phép khấu trừ tiền lương của người lao động?
- Khoản tạm ứng cho người lao động thực hiện công việc, nếu người lao động sử dụng hết thì có được khấu trừ vào lương hay không?
- Có cần phải thông báo lý do thì mới được tạm ứng tiền lương hay không? Số tiền tạm ứng tối đa là bao nhiêu?
Trường hợp nào người sử dụng lao động được phép khấu trừ tiền lương của người lao động?
Căn cứ theo Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên người sử dụng lao động được phép khấu trừ tiền lương của người lao động trong trường hợp để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
Mức khấu trừ tiền lương hàng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân
Khoản tạm ứng cho người lao động thực hiện công việc, nếu người lao động sử dụng hết thì có được khấu trừ vào lương hay không? (Hình từ Internet)
Khoản tạm ứng cho người lao động thực hiện công việc, nếu người lao động sử dụng hết thì có được khấu trừ vào lương hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
Tài khoản 141 - Tạm ứng
1.Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.
b) Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản.
c) Người nhận tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.
Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.
d) Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
...
Như vậy, trường hợp tạm ứng cho người lao động số tiền để thực hiện công việc nhưng nếu sử dụng không hết mà người lao động không nộp lại quỹ thì kế toán được quyền khấu trừ vào lương của người lao động.
Có cần phải thông báo lý do thì mới được tạm ứng tiền lương hay không? Số tiền tạm ứng tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
...
Theo đó thì việc tạm ứng tiền lương, số tiền được tạm ứng sẽ do người lao động và công ty thỏa thuận với nhau, pháp luật không quy định người lao động phải thông báo lý do tạm ứng tiền lương cho người sử dụng lao động biết thì mới được tạm ứng tiền lương.
Tùy trường hợp, mức tiền lương tối đa người lao động được tạm ứng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Trường hợp hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, theo khối lượng công việc và làm việc trong nhiều tháng thì người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa theo khối lượng công việc đã làm trong tháng (quy định tại khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019)
- Trường hợp theo thỏa thuận, mức tiền lương tối đa được tạm ứng sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau (quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019)
- Trường hợp thực hiện nghĩa vụ công dân, người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng ( quy định tại khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019)
- Trường hợp nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ (quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019)
- Trường hợp bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc (quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019)
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?