Khi nào phụ cấp thâm niên được tính vào lương hưu?
Làm việc lâu năm tại doanh nghiệp có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Theo đó, pháp luật không bắt buộc phải trả phụ cấp thâm niên đối với người lao động làm việc lâu năm tại doanh nghiệp mà nó phụ thuộc vào chính sách của từng công ty.
Có nghĩa là công ty có quyền có hoặc không chi trả phụ cấp thâm niên cho người lao động. Phụ cấp thâm niên có thể xem là chính sách để khuyến khích, hỗ trợ, giữ chân người lao động gắn bó và cống hiến với công ty.
Khi nào phụ cấp thâm niên được tính vào lương hưu?
Khi nào phụ cấp thâm niên được tính vào lương hưu?
Tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLBTBXH, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có 4 trường hợp được tính phụ cấp thâm niên vào lương hưu, cụ thể:
Trường hợp 1: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề. Sau đó, chuyển sang ngành nghề không có phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề.
Khi đó, cơ sở tính lương hưu sẽ lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu.
Trường hợp 2: Trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề.
Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Trường hợp 3: Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối để tính lương hưu vừa có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề, vừa có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề thì tính theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Trường hợp 4: Người lao động trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội có khoảng thời gian đóng bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề cao hơn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối.
Khi đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí), sẽ được lấy để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Điều kiện hưởng lương hưu của người lao động hiện nay là gì?
Tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) có quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?