Khi nào phải lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động?

Cho tôi hỏi khi nào phải lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động? Câu hỏi từ chị T.T.T.V (Cần Thơ).

Khi nào phải lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động?

Căn cứ Điều 76 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
...

Theo đó, hằng năm người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.

Khi nào phải lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động?

Khi nào phải lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động? (Hình từ Internet)

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động gồm những nội dung gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 76 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
...
3. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
b) Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
c) Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
d) Chăm sóc sức khỏe người lao động;
đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ.

- Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;.

- Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

- Chăm sóc sức khỏe người lao động.

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động?

Căn cứ Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
4. Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.
5. Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.
6. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
7. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.

Theo đó, có 07 nhóm hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động được nêu như trên.

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động để làm gì?
Lao động tiền lương
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động ra sao theo Công điện 51/CĐ-TTg?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với thử việc hay không?
Lao động tiền lương
Tổng hợp mẫu tự luận câu chuyện ấn tượng về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động của Cuộc thi tìm hiểu về công tác ATVSLĐ mới nhất?
Lao động tiền lương
Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024 là tháng nào?
Lao động tiền lương
Bài mẫu tự luận Cuộc thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động 2024 mới nhất?
Lao động tiền lương
Bài mẫu câu chuyện hay, ấn tượng, tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động của Cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất?
Lao động tiền lương
Tổng hợp mẫu tình huống hay về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động của Cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì trong đảm bảo an toàn vệ sinh lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn vệ sinh lao động
2,040 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn vệ sinh lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn vệ sinh lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào