Khi nào người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng?
Khi nào người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTP có quy định việc thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng như sau:
Thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng
1. Người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi, giải thể theo quy định của Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự không còn đủ các điều kiện nhận tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật công chứng;
c) Công chứng viên hướng dẫn tập sự chết, vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hoặc công chứng viên hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại Điều 10 của Thông tư này và tổ chức hành nghề công chứng không có công chứng viên khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự;
d) Người tập sự thay đổi nơi cư trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Như vậy, người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi, giải thể.
- Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự không còn đủ các điều kiện nhận tập sự.
- Công chứng viên hướng dẫn tập sự chết.
- Công chứng viên vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hoặc công chứng viên hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm mà tổ chức hành nghề công chứng không có công chứng viên khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự.
- Người tập sự thay đổi nơi cư trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Tuy nhiên, Thông tư 04/2015/TT-BTP sẽ hết hiệu lực từ 20/11/2023 và bị thay thế bằng Thông tư 08/2023/TT-BTP.
Đối với người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng được quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-BTP như sau:
Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi, giải thể theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự không còn đủ các điều kiện nhận tập sự theo quy định của Luật Công chứng;
Công chứng viên hướng dẫn tập sự thuộc trường hợp phải thay đổi theo quy định của Thông tư này và tổ chức hành nghề công chứng không còn công chứng viên khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự;
Là viên chức của Phòng công chứng được điều động đến Phòng công chứng khác;
Thay đổi nơi cư trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác và có nguyện vọng thay đổi nơi tập sự hoặc thuộc trường hợp phải thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự theo quy định tại điểm a, b và c khoản này mà địa phương không còn tổ chức hành nghề công chứng khác đủ điều kiện nhận tập sự.
Khi nào người tập sự được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng?
Việc thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTP có quy định:
Thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng
...
2. Trường hợp Người tập sự thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì gửi giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Giấy đề nghị phải nêu rõ lý do thay đổi nơi tập sự, có xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về thời gian và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Người tập sự tại tổ chức mình và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng mà Người tập sự xin chuyển đến về việc nhận tập sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị của Người tập sự, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Người tập sự, tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự và tổ chức hành nghề công chứng mà Người tập sự xin chuyển đến về việc thay đổi nơi tập sự; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
3. Trường hợp Người tập sự thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì gửi giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Giấy đề nghị phải nêu rõ lý do thay đổi nơi tập sự, có xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về thời gian, số lần tạm ngừng tập sự (nếu có) và việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Người tập sự tại tổ chức mình.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị của Người tập sự, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự và Người tập sự về việc rút tên Người tập sự khỏi Danh sách người tập sự của Sở Tư pháp, đồng thời xác nhận thời gian tập sự, nơi tập sự và số lần tạm ngừng tập sự (nếu có) của Người tập sự tại địa phương mình; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do. Người tập sự đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng mà mình chuyển đến theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này để tiếp tục việc tập sự; hồ sơ đăng ký tập sự phải kèm theo thông báo bằng văn bản của Sở Tư pháp nơi Người tập sự đã đăng ký tập sự trước đó theo quy định tại khoản này.
Như vậy, việc thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng được thực hiện như quy trình nêu trên.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu?
Cũng theo theo Khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014, thời gian tập sự hành nghề công chứng theo quy định là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và thời gian tập sự hành nghề công chứng là 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là thời gian được tính từ ngày đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BTP thì thời gian tập sự hành nghề công chứng sẽ được tính từ ngày Sở Tư pháp ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Trong trường hợp người tập sự hành nghề công chứng thay đổi nơi tập sự theo quy định của pháp luật thì thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Tổng thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính khi người tập sự có thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề công chứng ít nhất là ba tháng và phải có nhận xét bằng văn bản của công chứng viên hướng dẫn tập sự cùng với xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nơi nhận tập sự.
Trong đó, người tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng có thời gian tập sự từ một tháng đến dưới bốn tháng thì thời gian tập sự đó được tính vào tổng thời gian tập sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTP:
– Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng nơi nhận tập sự hành nghề công chứng tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, chuyển đổi kinh doanh theo quy định của Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, hoặc công chứng viên hướng dẫn tập sự vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự;
– Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự không còn đủ điều kiện hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng theo quy định của Luật công chứng;
– Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật
– Trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?