Chính thức từ 1/7/2025 thời gian tập sự hành nghề công chứng đối với mọi đối tượng đều là 12 tháng có đúng không?
Chính thức từ 1/7/2025 thời gian tập sự hành nghề công chứng đối với mọi đối tượng đều là 12 tháng có đúng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Luật Công chứng 2024 quy định về thời gian tập sự hành nghề công chứng như sau:
Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại khoản 2 Điều này để tập sự hành nghề công chứng; trường hợp không liên hệ tập sự được thì đề nghị Sở Tư pháp bố trí tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng, được tính từ ngày quyết định đăng ký tập sự có hiệu lực.
2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.
...
Theo đó, từ 1/7/2025 khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực quy định thời gian tập sự hành nghề công chứng đối với mọi đối tượng đều là 12 tháng.
Đồng thời thời gian này được tính từ ngày quyết định đăng ký tập sự có hiệu lực.
Chính thức từ 1/7/2025 thời gian tập sự hành nghề công chứng đối với mọi đối tượng đều là 12 tháng có đúng không?
Khi nào được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 12 Luật Công chứng 2024 có quy định về đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như sau:
Tập sự hành nghề công chứng
...
3. Công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có từ đủ 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng trở lên. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Công chứng viên đang hướng dẫn tập sự mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng, bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng, chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích thì tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên khác đủ điều kiện tiếp tục hướng dẫn tập sự; trường hợp không còn công chứng viên đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì tổ chức hành nghề công chứng báo cáo Sở Tư pháp để chỉ định tổ chức hành nghề công chứng khác nhận người tập sự.
Tại cùng một thời điểm, 01 công chứng viên chỉ được hướng dẫn tối đa 02 người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện theo hướng dẫn của mình.
4. Người tập sự hành nghề công chứng phải bảo đảm thời gian tập sự theo ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự; được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng, chứng thực do công chứng viên hướng dẫn tập sự phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn tập sự về những công việc đó.
5. Người đã hoàn thành tập sự được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; trường hợp đạt yêu cầu kiểm tra thì được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng không có thời hạn, trừ trường hợp trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng mà người được cấp giấy không đề nghị bổ nhiệm công chứng viên thì giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng hết hiệu lực; người có giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng hết hiệu lực muốn bổ nhiệm công chứng viên phải đăng ký tham dự và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người đã hoàn thành tập sự được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Trường hợp đạt yêu cầu kiểm tra thì được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Hành nghề công chứng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Công chứng 2024 quy định:
Nguyên tắc hành nghề công chứng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Khách quan, trung thực.
3. Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hành nghề công chứng.
Theo đó, hành nghề công chứng theo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Khách quan, trung thực.
- Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hành nghề công chứng.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?