Khi nào người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?

Cho tôi hỏi hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có hành vi gian lận có bị nghiêm cấm hay không? Câu hỏi của chị P.A.S (Hà Tĩnh)

Khi nào người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?

Căn cứ Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
...
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
...

Như vậy, đối với người lao động không làm việc theo hợp đồng khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì họ có quyền được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Hành vi gây khó khăn trong vệ sinh lao động của người lao động có bị nghiêm cấm không?

Hành vi gây khó khăn trong vệ sinh lao động của người lao động có bị nghiêm cấm không? (Hình từ Internet)

Hành vi gây khó khăn trong vệ sinh lao động của người lao động có bị nghiêm cấm không?

Căn cứ Điều 12 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
4. Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.
...

Như vậy, hành vi gây khó khăn trong vệ sinh lao động của người lao động bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương hằng năm có được giáo dục an toàn, vệ sinh lao động không?

Căn cứ Điều 13 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động; hướng dẫn quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người đến thăm, làm việc tại cơ sở của mình.
2. Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động kèm theo sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng trong quá trình lao động.
3. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động của mình; tuyên truyền, vận động xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, gây hại, nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và cộng đồng trong quá trình lao động.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.

Như vậy, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tối đa doanh nghiệp được nhận là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người tập nghề thì bị phạt bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 2024 là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mẫu đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Khi nào người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền gì đối với huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có được hưởng chính sách của Nhà nước hỗ trợ về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn vệ sinh lao động khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Có mấy nhóm đối tượng phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
Lao động tiền lương
Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại thì bên thuê lại có bị xử phạt?
Đi đến trang Tìm kiếm - Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
549 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào