Khi hoãn đình công cần chú ý những quy định nào?

Khi hoãn đình công cần chú ý những quy định nào?

Hoãn đình công là gì?

Hoãn đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định lùi thời điểm bắt đầu cuộc đình công đã ấn định trong quyết định đình công của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

(Căn cứ khoản 1 Điều 109 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Khi hoãn đình công cần chú ý những quy định nào?

Khi hoãn đình công cần chú ý những quy định nào? (Hình từ Internet)

Khi hoãn đình công cần chú ý những quy định nào?

(1) Trường hợp hoãn đình công

Phải hoãn đình công trong những trường hợp sau đây:

- Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, gồm:

+ Tết Dương lịch;

+ Tết Âm lịch;

+ Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương(ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

(Căn cứ khoản 3 Điều 109 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

(2) Thẩm quyền quyết định hoãn đình công

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định hoãn đình công nếu xét thấy cuộc đình công:

- Có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng.

- Có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

(Căn cứ khoản 1 Điều 210 Bộ luật Lao động 2019).

(3) Nội dung văn bản đề nghị hoãn đình công

Văn bản đề nghị hoãn đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Tên người sử dụng lao động nơi dự kiến diễn ra đình công, tên tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công;

- Địa điểm dự kiến diễn ra đình công;

- Thời điểm dự kiến bắt đầu đình công; yêu cầu của tổ chức đại diện người lao động;

- Lý do cần thiết phải hoãn cuộc đình công;

- Kiến nghị hoãn đình công, thời hạn hoãn đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(Căn cứ khoản 1 Điều 110 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

(4) Thời gian thực hiện hoãn đình công

Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người lao động, người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện ngay việc hoãn đình công theo quy định.

(Căn cứ khoản 3 Điều 110 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

(5) Hỗ trợ giải quyết quyền của người lao động khi hoãn đình công

Trong thời gian thực hiện quyết định hoãn đình công thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi bị hoãn đình công và các cơ quan liên quan hỗ trợ các bên thương lượng, hòa giải để giải quyết quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác liên quan.

(Căn cứ khoản 1 Điều 112 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

(6) Tiếp tục đình công sau khi hết thời hạn hoãn đình công

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có thể tiếp tục tổ chức đình công sau khi hết thời hạn hoãn đình công nếu:

- Hai bên không thương lượng giải quyết được quyền lợi của người lao động;

- Hai bên không thương lượng giải quyết được các bất đồng khác liên quan.

Lưu ý: Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.

(Căn cứ khoản 2 Điều 112 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn đình công thì bị phạt gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...

Theo đó, khi người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sẽ bị phạt cảnh cáo.

Hoãn đình công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quyết định hoãn đình công sẽ được ban hành trong thời gian bao lâu?
Lao động tiền lương
Dự kiến tổ chức đình công tại địa điểm nào thì bị hoãn đình công?
Lao động tiền lương
Văn bản đề nghị hoãn đình công gồm những nội dung gì?
Lao động tiền lương
Phải thông báo cho ai để tiếp tục đình công sau khi hết thời hạn hoãn đình công?
Lao động tiền lương
Khi hoãn đình công cần chú ý những quy định nào?
Lao động tiền lương
Có phải hoãn đình công khi dự kiến tổ chức tại nơi đang khắc phục hậu quả thiên tai không?
Lao động tiền lương
Khi hoãn đình công thì quyền lợi của người lao động có được giải quyết không?
Lao động tiền lương
Hoãn đình công là gì? Thủ tục hoãn đình công như thế nào?
Lao động tiền lương
Hết thời gian hoãn đình công thì người lao động có thể tiếp tục tổ chức đình công không?
Lao động tiền lương
Khi có quyết định hoãn đình công tổ chức đại diện người lao động phải làm gì ngay?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hoãn đình công
417 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào