Khi hết thời hạn ngừng đình công mà chưa giải quyết được quyền lợi của người lao động thì có được tiếp tục đình công không?
Khi hết thời hạn ngừng đình công mà chưa giải quyết được quyền lợi của người lao động thì có được tiếp tục đình công không?
Căn cứ Điều 112 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết quyền lợi của người lao động khi hoãn, ngừng đình công
1. Trong thời gian thực hiện quyết định hoãn, ngừng đình công theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi bị hoãn, ngừng đình công và các cơ quan liên quan hỗ trợ các bên thương lượng, hòa giải để giải quyết quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác liên quan.
2. Khi hết thời hạn hoãn, ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hai bên không thương lượng giải quyết được quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác có liên quan thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có thể tiếp tục tổ chức đình công nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.
Theo đó, khi hết thời hạn ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hai bên không thương lượng giải quyết được quyền lợi của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có thể tiếp tục tổ chức đình công.
Tuy nhiên phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.
Khi hết thời hạn ngừng đình công mà chưa giải quyết được quyền lợi của người lao động thì có được tiếp tục đình công không? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện ngừng đình công ra sao?
Căn cứ Điều 111 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì ngừng đình công được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Khi xét thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp ngừng đình công, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo ngay Chủ tịch UBND cấp huyện về việc ngừng đình công.
- Trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định ngừng đình công, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có ý kiến để Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét quyết định ngừng đình công.
- Trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, ra quyết định ngừng đình công.
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải thông báo cho Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công. Quyết định ngừng đình công của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Trong vòng 12 giờ kể từ khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định ngừng đình công, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người lao động, người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện ngay việc ngừng đình công theo quy định.
- Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh về kết quả thực hiện ngừng đình công.
Khi nào người lao động bị coi là đình công bất hợp pháp?
Căn cứ theo Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
Trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Như vậy, những trường hợp đình công bất hợp pháp bao gồm:
- Không thuộc trường hợp được quyền đình công.
- Không do tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công.
- Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
- Tiến hành đình công ở những nơi không được đình công.
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?