Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 lúc mấy giờ, tổ chức ở đâu? Người lao động tham gia Festival Hoa Đà Lạt 2024 có trách nhiệm ra sao?
Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 lúc mấy giờ, tổ chức ở đâu?
>>> Lịch Festival Hoa Đà Lạt 2024 cụ thể ra sao? Festival Hoa Đà Lạt 2024 có tổ chức bắn pháo hoa không?
Căn cứ theo Kế hoạch 7845/KH-UBND năm 2024 tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024, thì thời gian và địa điểm diễn ra khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 như sau:
Chương trình Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024:
- Thời gian: Ngày 06/12/2024 (Thứ sáu).
- Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan tổ chức thực hiện: Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Lâm Đồng.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và các huyện; đơn vị tổ chức sự kiện; các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Tuy nhiên, theo Công văn 10566/UBND-VX4 năm 2024 và Công văn 9773/UBND-VX4 năm 2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng thì có một số điều chỉnh về nội dung của Kế hoạch, cũng như thời gian tổ chức Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 sau đây:
- Thay đổi thời gian tổ chức Chương trình Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024: Từ ngày 06/12/2024 sang ngày 05/12/2024.
- Thay đổi thời gian tổ chức Phiên chợ Rau - Hoa Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành: Từ ngày 26/12/2024 - 02/01/2025 sang ngày 06/12/2024 - 15/12/2024.
- Thay đổi thời gian tổ chức chương trình “Giao lưu văn hóa nghệ thuật quốc tế Đà Lạt - Chuncheon (Hàn Quốc)”: Từ ngày 27/12/2024 sang ngày 04/12/2024.
- Thay đổi thời gian tổ chức chương trình “Carnaval đường phố Hoa và Di sản: Từ ngày 29/12/2024 sang ngày 06, 07/12/2024.
- Thay đổi thời gian tổ chức chương trình “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” trong khuôn khổ chương trình “Không gian hoa”: Từ ngày 05/12/2024 - 05/01/2025 sang ngày 05/12/2024 - 20/12/2024.
- Thay đổi tên chương trình “Hội thảo về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Di Linh gắn với phát triển du lịch” thành chương trình “Di Linh - Bản sắc và Hội nhập”, gồm chuỗi hoạt động: Hội chợ giới thiệu, trưng bày sản phẩm đặc trưng với chủ đề “Hương sắc cà phê, lan và gỗ”; Triển lãm ảnh với chủ đề “Di Linh - Xưa và Nay”; Chương trình văn nghệ giới thiệu các ca khúc mới về Di Linh; Đêm hội cồng chiêng; Phục dựng Lễ Mừng lúa mới của dân tộc Cơ Ho. Địa điểm tổ chức: Quảng trường trung tâm huyện Di Linh. Thời gian tổ chức: trong 02 ngày (sau ngày 08/12/2024).
- Thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức chương trình “Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival Hoa Đà Lạt năm 2024”:
- Thay đổi thời gian: Từ ngày 16 - 22/12/2024 sang ngày 24 - 30/12/2024.
- Thay đổi địa điểm: Từ Công viên Văn hóa đô thị thành phố Đà Lạt sang Công viên Trần Quốc Toản.
- Thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức chương trình âm nhạc “5AM Concert in Da Lat”:
- Thay đổi thời gian: Từ ngày 14/12/2024 sang ngày 07/12/2024.
- Thay đổi địa điểm: Từ Quảng trường Lâm Viên sang Trường Cao đẳng Đà Lạt (Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt cũ) và tuyến đường xung quanh hồ Xuân Hương.
- Không tổ chức chương trình Lễ hội Âm nhạc Hàn Quốc - Đà Lạt 2024 theo đề nghị của Hiệp hội Công nghiệp nền tảng phân phối trực tuyến Hàn Quốc (KODPIA) tại văn bản đề ngày 30/9/2024.
Như vậy, Chương trình Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Việt Nam vào lúc 20h00 ngày 05/12/2024 từ Quảng trường Lâm Viên.
Xem chi tiết: Kế hoạch 7845/KH-UBND năm 2024: Tại đây. Công văn 10566/UBND-VX4 năm 2024: Tại đây. Công văn 9773/UBND-VX4 năm 2024: Tại đây. |
Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 lúc mấy giờ, tổ chức ở đâu?
Người lao động tham gia Festival Hoa Đà Lạt 2024 có trách nhiệm ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Theo đó, người lao động tham gia lễ hội cần có trách nhiệm sau đây:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
Ngoài việc chấp hành tốt những quy định trên, người lao động không đi lễ hội trong giờ hành chính. Đối với đối tượng cán bộ công chức viên chức thì không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Người lao động có được cho về sớm để tham gia lễ hội không?
Theo Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay chỉ có quy định đối với lao động nữ được hỗ trợ về sớm trong trường hợp tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản.
Theo đó, lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.
Đồng thời, tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Như vậy, đối với những lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh.
Còn trường hợp người lao động có được cho về sớm để tham gia lễ hội hay không thì hiện nay không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và công ty có thể thỏa thuận về việc về sớm vào ngày này hoặc thực hiện theo nội quy lao động của công ty.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?
- Quyết định 37: Cập nhật tiền lương, cải cách tiền lương cán bộ công chức thế nào?