Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với người lao động chưa thành niên trong Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động ghi những gì?
- Lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên thuộc trách nhiệm của ai?
- Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với người lao động chưa thành niên trong Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động ghi những gì?
- Có được sử dụng lao động chưa thành niên làm việc vào ban đêm không?
- Sử dụng người lao động làm việc vào ban đêm trái quy định có bị xử phạt không?
Lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên thuộc trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và thường xuyên cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi.
2. Tôn trọng, lấy ý kiến của người chưa thành niên về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn cho người chưa thành niên tại nơi làm việc.
4. Trong trường hợp sức khỏe người chưa thanh niên không còn phù hợp với công việc thì phải thông báo cho người chưa thành niên, đối với trường hợp người chưa đủ 15 tuổi thì đồng thời phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của người đó.
5. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ trẻ em.
Như vậy việc lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên là trách nhiệm của người sử dụng lao động, do đó đây là hoạt động bắt buộc khi sử dụng người lao động chưa thành niên.
Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với người lao động chưa thành niên trong Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động ghi những gì?
Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với người lao động chưa thành niên trong Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động ghi những gì?
Căn cứ theo Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên mới nhất: TẢI VỀ
Theo đó trong Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên cần có thông tin về kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ, cụ thể là ghi kết quả phân loại sức khỏe; tóm tắt tình trạng bệnh tật (nếu có).
Có được sử dụng lao động chưa thành niên làm việc vào ban đêm không?
Căn cứ Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc của người chưa thành niên, cụ thể như sau:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc vào ban đêm.
Người sử dụng lao động được sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và xã hội ban hành.
Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm được quy định tại Phụ lục 5 Ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.
Sử dụng người lao động làm việc vào ban đêm trái quy định có bị xử phạt không?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó;
b) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
c) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động;
d) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;
đ) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động;
b) Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, việc sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép thì người lao động bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng (đối với cá nhân vi phạm) hoặc 2 - 4 triệu đồng (đối với tổ chức vi phạm).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?