Kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán trong trường hợp nào?
Kế toán viên hành nghề là ai?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
11. Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định.
Kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán trong trường hợp nào?
Kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 69 Luật Kế toán 2015 quy định:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
...
4. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
5. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;
b) Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
c) Tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
e) Tất cả kế toán viên hành nghề trong cùng hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
6. Kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Không còn đủ điều kiện đăng ký hành nghề;
c) Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kế toán;
d) Không thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 67 của Luật này.
7. Kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp sau đây:
a) Gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
b) Bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên;
c) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Theo đó, kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp sau đây:
- Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng;
- Không còn đủ điều kiện đăng ký hành nghề;
- Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kế toán;
- Không thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 67 Luật Kế toán 2015.
Nguyên tắc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 296/2016/TT-BTC hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:
Nguyên tắc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được thực hiện thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
2. Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán phải chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xác nhận thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán phải chịu trách nhiệm liên đới về tính trung thực của thông tin đã xác nhận.
3. Các văn bằng, chứng chỉ trong hồ sơ đăng ký nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguyên tắc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là:
- Việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được thực hiện thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
- Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán phải chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xác nhận thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán phải chịu trách nhiệm liên đới về tính trung thực của thông tin đã xác nhận.
- Các văn bằng và chứng chỉ trong hồ sơ đăng ký nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?