Hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất?
Thủ tục làm hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất?
Căn cứ Mục 5 Phần 2 Phụ lục 1 Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giám định y khoa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2285/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa (căn cứ khoản 1, Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
* Cách thức thực hiện:
- Đường bưu chính công ích.
- Nộp trực tiếp.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
+ Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Giấy ra viện;
+ Sổ khám bệnh;
+ Phiếu khám bệnh;
+ Phiếu kết quả cận lâm sàng;
+ Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
+ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Số lượng hồ sơ : 01 bộ
* Thời gian giải quyết: 60 ngày.
Hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất? (Hình từ Internet)
Tải mẫu giấy đề nghị khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT như sau:
Tải mẫu giấy đề nghị khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Tại đây
* Hướng dẫn ghi giấy đề nghị khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
Căn cứ mẫu giấy đề nghị khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT có hướng dẫn cách ghi như sau:
(1) Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
(2) Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
(3) Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
(4) Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng bảo hiểm xã hội một lần/hưởng chế độ thai sản.
(5) Ghi rõ tên thương tật bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
(6) Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ tệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
(7) Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm người lao động đóng trước năm 2014.
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm người lao động đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?