BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2023/TT-BYT
|
Hà Nội, ngày 01
tháng 02 năm 2023
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y
KHOA CÁC CẤP
Căn cứ Nghị định số
131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số
95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi
tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
Chương I
TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH
Y KHOA CÁC CẤP
Mục 1. HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA
Điều 1. Nguyên tắc thành lập Hội
đồng giám định y khoa
1. Hội đồng giám định y khoa các cấp là Hội đồng
chuyên môn về y tế được thành lập để xác định tình trạng sức khỏe, mức độ tổn
thương cơ thể (nếu có) do thương tích, bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo đề nghị
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Hội đồng giám định y khoa các cấp có con dấu
riêng sử dụng trong việc xác nhận Biên bản giám định y khoa. Nhiệm kỳ hoạt động
của Hội đồng giám định y khoa là 05 (năm) năm, kể từ ngày ký quyết định thành lập,
trừ Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối.
3. Thành phần Hội đồng giám định y khoa:
a) Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, các Bộ, cấp
trung ương có 05 (năm) thành viên, hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, bao gồm
các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên môn;
b) Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối tối
thiểu có 05 (năm) thành viên, hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, bao gồm các chức
danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên môn.
4. Các thành viên Hội đồng giám định y khoa, giám định
viên đã tham gia giám định y khoa cho đối tượng thì không tham gia Hội đồng
giám định y khoa phúc quyết lần cuối.
Điều 2. Thành phần của Hội đồng
giám định y khoa
1. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (sau đây viết tắt là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);
b) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực
là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ
tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;
c) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy
viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y
khoa cấp tỉnh.
2. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp trung
ương:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo của bệnh viện trực thuộc Bộ
Y tế được Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ;
b) Một Phó Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan thường trực
quy định tại khoản 3 Điều 161 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
c) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy
viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y
khoa cấp trung ương.
3. Thành phần Hội đồng giám định y khoa phúc quyết
lần cuối:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
b) Một Phó Chủ tịch là Chủ tịch Hội đồng giám định
y khoa cấp trung ương hoặc Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm
quyền giám định y khoa phúc quyết;
c) Các Ủy viên là giám định viên, trong đó Ủy viên
thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp
trung ương hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm
quyền giám định y khoa phúc quyết.
Điều 3. Thẩm quyền thành lập Hội
đồng giám định y khoa các cấp
1. Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh do cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
2. Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương do Bộ Y
tế quyết định thành lập.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải
căn cứ quy định của Thông tư này để quyết định thành lập Hội đồng giám định y
khoa các Bộ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 161 Nghị định
số 131/2021/NĐ-CP.
Điều 4. Thẩm quyền của Hội đồng
giám định y khoa cấp tỉnh
1. Giám định y khoa lần đầu, giám định y khoa lại đối
với các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố trên
địa bàn.
2. Giám định lần đầu, giám định lại cho các đối tượng
thuộc Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải quản lý khi cơ quan quản lý đối tượng
hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an, Bộ Giao thông vận
tải có đề nghị giám định y khoa bằng văn bản.
Điều 5. Thẩm quyền của Hội đồng
giám định y khoa các Bộ
Hội đồng giám định y khoa các Bộ thực hiện giám định
y khoa theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Nghị định số
131/2021/NĐ-CP.
Điều 6. Thẩm quyền của Hội đồng
giám định y khoa cấp trung ương
1. Giám định y khoa lần đầu và giám định y khoa lại
đối với đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương theo quyết định phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế khi có đề
nghị của cơ quan quản lý đối tượng hoặc đối tượng, trừ đối tượng là người có
công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người khuyết tật.
2. Giám định y khoa phúc quyết đối với các trường hợp:
a) Vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định
y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
b) Đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối
tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng
giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
c) Đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý khi cơ quan
quản lý đối tượng hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an
đề nghị.
Điều 7. Thẩm quyền của Hội đồng
giám định y khoa phúc quyết lần cuối
Giám định y khoa phúc quyết lần cuối đối với các đối
tượng khi đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng không đồng ý với
kết luận giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương hoặc kết
luận giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa phúc quyết thuộc Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng
giám định y khoa hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì,
điều hành phiên họp trong trường hợp không thể tham gia phiên họp kết luận của
Hội đồng giám định y khoa. Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản và chỉ được
ủy quyền cho Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng không được ủy quyền cho Phó Chủ
tịch chuyên môn của Hội đồng điều hành phiên họp.
2. Cùng các thành viên trong Hội đồng giám định y
khoa chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp
mà mình tham dự.
3. Ký Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa, Biên
bản giám định y khoa trong phiên chủ trì điều hành theo quy định.
4. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội
dung liên quan đến giám định y khoa được ghi nhận trong Biên bản họp Hội đồng
giám định y khoa.
5. Chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên
họp Hội đồng giám định y khoa.
6. Chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến giám
định y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y
khoa.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa chủ trì,
điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa khi được Chủ tịch Hội
đồng giám định y khoa ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng giám
định y khoa trong phiên họp Hội đồng giám định y khoa được ủy quyền.
2. Cùng các thành viên trong Hội đồng giám định y
khoa chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp
mà mình tham dự.
3. Ký Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa trong
phiên họp mà cá nhân tham dự; ký Biên bản giám định y khoa khi được ủy quyền chủ
trì điều hành phiên họp Hội đồng.
4. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội
dung liên quan đến giám định y khoa; ý kiến bảo lưu phải được ghi nhận đầy đủ
trong Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa.
5. Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong
phiên họp Hội đồng giám định y khoa theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng giám định
y khoa.
6. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến
giám định y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định
y khoa.
Điều 10. Ủy viên thường trực
và Ủy viên chuyên môn Hội đồng
1. Chịu trách nhiệm về kết quả khám giám định do
mình thực hiện và cùng các thành viên trong Hội đồng giám định y khoa chịu
trách nhiệm về kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp mà mình
tham dự.
2. Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng giám định
y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa.
Trường hợp không tham dự được phải có văn bản báo cáo Lãnh đạo cơ quan thường
trực Hội đồng.
3. Ký Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa trong
phiên họp mà người đó tham dự.
4. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến cá nhân về
nội dung có liên quan đến khám giám định chuyên khoa được ghi nhận trong Biên bản
họp Hội đồng giám định y khoa.
5. Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong
phiên họp Hội đồng giám định y khoa theo yêu cầu của người chủ trì điều hành
phiên họp Hội đồng giám định y khoa.
6. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến
giám định y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định
y khoa.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
Mục 2. CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG
GIÁM ĐỊNH Y KHOA
Điều 11. Nhiệm vụ của cơ quan
thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh
1. Đề xuất việc thành lập, kiện toàn Hội đồng giám
định y khoa, bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa.
2. Tiếp nhận, rà soát, giải quyết hồ sơ đề nghị
giám định y khoa thực hiện theo quy định Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
3. Thực hiện giám định y khoa theo trình tự quy định
tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất
công tác chuyên môn nghiệp vụ giám định y khoa, công tác tổ chức, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, nhân lực cho hoạt động giám định y khoa.
5. Giải quyết hoặc đề xuất giải quyết đề nghị, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giám định y khoa.
6. Quản lý con dấu của Hội đồng giám định y khoa.
7. Lưu hồ sơ giám định y khoa theo quy định của
pháp luật.
8. Hằng năm tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện hoạt
động giám định y khoa về cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan thường trực Hội đồng
giám định y khoa cấp trung ương.
Điều 12. Nhiệm vụ của cơ quan
thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 11 Thông tư này.
2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giám định y
khoa.
3. Thực hiện chỉ đạo tuyến, kiểm tra, giám sát, đào
tạo, đào tạo liên tục, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ giám định y khoa.
4. Nghiên cứu khoa học, tham mưu đề xuất, tham gia
xây dựng chính sách pháp luật và quy chế chuyên môn trong lĩnh vực giám định y
khoa.
Điều 13. Nhiệm vụ của cơ quan
thường trực Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối
1. Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa
phúc quyết lần cuối là cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung
ương hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa phúc quyết thuộc Bộ Quốc
phòng hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa phúc quyết thuộc Bộ
Công an đã khám giám định đối với đối tượng.
2. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 11 Thông tư này.
Mục 3. GIÁM ĐỊNH VIÊN
Điều 14. Tiêu chuẩn giám định
viên, thành viên Hội đồng giám định y khoa
1. Tiêu chuẩn giám định viên:
a) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ đang công tác tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, có chứng chỉ hành nghề với phạm vi
hành nghề phù hợp với lĩnh vực chuyên khoa được bổ nhiệm;
b) Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc
tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
2. Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực
và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp tỉnh:
a) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp
I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên;
b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa
tối thiểu 03 (ba) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;
c) Có các tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này.
3. Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực
và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp trung ương và Hội đồng
giám định khoa phúc quyết lần cuối:
a) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp
II hoặc tiến sỹ y khoa;
b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa
tối thiểu 05 (năm) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;
c) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này.
4. Tiêu chuẩn giám định viên là thành viên của Hội
đồng giám định y khoa các Bộ:
a) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên
chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định lần đầu,
giám định lại: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên
chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định phúc
quyết: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 15. Bổ nhiệm giám định
viên
1. Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa cấp
trung ương do Bộ Y tế quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đề xuất của cơ quan thường
trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
2. Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa cấp
tỉnh do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm trên
cơ sở đề nghị của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
3. Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa các
Bộ do các Bộ quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của cơ quan thường trực Hội
đồng giám định y khoa thuộc các Bộ.
4. Số lượng Giám định viên của Hội đồng giám định y
khoa do người có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định, tùy thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ
của Hội đồng giám định y khoa. Mỗi chuyên khoa phải có ít nhất 02 (hai) Giám định
viên. Trường hợp Hội đồng giám định y khoa không có bác sĩ các chuyên khoa: Tim
mạch, Hô hấp, Tiết niệu, Tiêu hóa, Cơ xương khớp, Huyết học - Truyền máu, Nội
tiết, Miễn dịch, có thể bổ nhiệm bác sĩ chuyên khoa Nội tổng hợp thay thế.
Trong trường hợp này chỉ phân công mỗi Giám định viên chịu trách nhiệm khám
giám định nhiều nhất không quá 02 (hai) chuyên khoa để bảo đảm chất lượng khám
giám định.
Điều 16. Miễn nhiệm giám định
viên
1. Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định
y khoa đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Thông tư
này xem xét miễn nhiệm khi Giám định viên thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Vi phạm quy chế chuyên môn, nghiệp vụ giám định
y khoa, đạo đức nghề nghiệp;
b) Không đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện
công tác giám định y khoa;
c) Không đủ sức khỏe để làm việc;
d) Có đơn đề nghị không tiếp tục tham gia Giám định
viên và được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý.
2. Người được bổ nhiệm là Giám định viên nếu nghỉ
hưu theo chế độ hoặc chuyển công tác thì người đó đương nhiên không còn là Giám
định viên kể từ thời điểm nghỉ hoặc chuyển công tác.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Giám định viên
1. Nhiệm vụ của Giám định viên:
a) Thực hiện khám giám định chuyên khoa theo nội
dung yêu cầu ghi trên Phiếu khám chuyên khoa của cơ quan thường trực Hội đồng
giám định y khoa gửi Giám định viên. Sau khi khám xong gửi trả kết quả về cơ
quan thường trực Hội đồng giám định y khoa, đồng thời lưu kết quả khám vào sổ
khám chuyên khoa tại nơi Giám định viên công tác;
b) Tham gia hội chẩn chuyên môn theo nội dung yêu cầu
của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa;
c) Giám định viên hoạt động kiêm nhiệm, chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết quả khám giám định chuyên khoa do cá nhân thực hiện;
d) Tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định
y khoa khi được Hội đồng mời tham dự.
2. Quyền hạn của Giám định viên:
a) Được tham dự các khóa đào tạo liên tục, tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ về giám định y khoa;
b) Được hưởng quyền lợi, chế độ khi tham gia các hoạt
động khám giám định chuyên khoa, hội chẩn chuyên môn, họp Hội đồng theo quy định
của pháp luật và của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa;
c) Có quyền đề nghị không làm hoặc thôi làm Giám định
viên;
d) Có quyền từ chối giám định khi đối tượng hoặc
người đại diện hợp pháp của đối tượng giám định cố ý không hợp tác.
Chương II
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
GIÁM ĐỊNH Y KHOA
Điều 18. Nguyên tắc làm việc của
phiên họp kết luận của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo chế độ thảo luận tập thể
trên cơ sở hồ sơ giám định y khoa do cơ quan thường trực cung cấp và thực chứng
đối tượng hoặc kết quả ghi hình, âm thanh quá trình giám định đối với đối tượng
quy định tại Điều 19 Thông tư này.
2. Kết luận của Hội đồng giám định y khoa chỉ được
thông qua khi có ít nhất 03 thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp Hội đồng
nhất trí, riêng đối với kết luận của Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần
cuối chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng có mặt tại
phiên họp Hội đồng nhất trí.
3. Kết luận của Hội đồng giám định y khoa được lập
dưới hình thức Biên bản giám định y khoa:
a) Đối với đối tượng là người có công với cách mạng,
thân nhân của người có công với cách mạng: Biên bản giám định y khoa thực hiện
theo mẫu quy định tại Phụ lục số 78 kèm
theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP;
b) Đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định
tại điểm a Khoản này: Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại
Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Nội dung họp Hội đồng giám định y khoa được lập
dưới hình thức Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 19. Thành phần tham dự
phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa
1. Phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa
chỉ được tổ chức khi có tối thiểu 03 thành viên Hội đồng giám định y khoa,
riêng đối với phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần
cuối phải có ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng có mặt và phải có đủ các thành
phần sau:
a) Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được
ủy quyền;
b) Ủy viên thường trực Hội đồng trong trường hợp
giám định y khoa đối với đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP;
c) Đối tượng giám định, trừ các trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều này;
d) Bác sĩ thụ lý hồ sơ là viên chức của cơ quan thường
trực Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp vắng mặt, cơ quan thường trực phải cử
người báo cáo thay.
2. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng giám định y
khoa có thể mời giám định viên chuyên khoa hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Đối
tượng được mời có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp kết luận của Hội đồng
giám định y khoa nhưng không có quyền biểu quyết đối với kết luận của Hội đồng
giám định y khoa.
3. Các trường hợp được vắng mặt tại phiên họp kết
luận của Hội đồng giám định y khoa:
a) Đã có mặt tại phiên họp Hội đồng trước đó, được
Hội đồng giám định y khoa chỉ định bổ sung khám lâm sàng, cận lâm sàng, nay đã
có kết quả khám bổ sung;
b) Đang trong tình trạng thương tật, bệnh, tật nặng
không thể đến Hội đồng giám định y khoa để giám định y khoa và đã được cơ quan
thường trực Hội đồng tổ chức giám định y khoa tại chỗ theo Giấy đề nghị của cơ
quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng, được Chủ tịch
hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa phê duyệt. Quá trình giám định y
khoa tại chỗ đối với đối tượng này phải được ghi hình và âm thanh, để trình chiếu
trong các phiên họp hội chẩn chuyên môn và phiên họp kết luận của Hội đồng. Người
đại diện cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng
phải tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng;
c) Đã khám lâm sàng, cận lâm sàng, nay đã có kết quả
giám định y khoa nhưng đang trong tình trạng thương tật, bệnh, tật nặng không
thể đến Hội đồng giám định y khoa để tham gia phiên họp khi có Giấy đề nghị của
cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng được Chủ tịch
hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa phê duyệt. Người đại diện cơ quan
quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng phải tham dự phiên
họp kết luận của Hội đồng.
Điều 20. Trình tự phiên họp kết
luận của Hội đồng
1. Bác sĩ thụ lý hồ sơ giám định có trách nhiệm báo
cáo tóm tắt kết quả giám định y khoa trong hồ sơ giám định, gồm: dự kiến tình
trạng thương tật, bệnh, tật và tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể của từng đối
tượng giám định. Hồ sơ chỉ được trình Hội đồng khi đã được thông qua tại cuộc họp
hội chẩn chuyên môn do cơ quan thường trực Hội đồng tổ chức.
2. Thành viên tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng
giám định y khoa thực chứng tình trạng thương tật, bệnh, tật của đối tượng giám
định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư này.
3. Đối tượng giám định y khoa hoặc người đại diện hợp
pháp của đối tượng giám định phát biểu ý kiến (nếu có) trước toàn thể Hội đồng.
4. Hội đồng thảo luận và biểu quyết kết luận
a) Tình trạng thương tật, bệnh, tật, tỷ lệ phần
trăm (%) tổn thương cơ thể, kết luận khác phù hợp với quy định của pháp luật và
đề nghị giám định y khoa của cá nhân, tổ chức;
b) Trường hợp chưa đủ căn cứ kết luận, Hội đồng có
thể chỉ định bổ sung khám lâm sàng, cận lâm sàng hoặc tham khảo hồ sơ bệnh án
đã điều trị và các văn bản liên quan khác để giúp Hội đồng có thêm căn cứ kết
luận đối với đối tượng giám định;
c) Trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong
tỉnh hoặc trong khu vực không đủ điều kiện để thực hiện khám chuyên khoa (khám
lâm sàng hoặc cận lâm sàng) thì Hội đồng có thể gửi đối tượng giám định tới cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ cơ sở pháp lý và đủ điều kiện để khám chuyên
khoa, làm cơ sở để Hội đồng giám định y khoa tham khảo, xem xét, kết luận tình
trạng thương tật, bệnh, tật và tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể đối với đối
tượng giám định.
5. Các thành viên của Hội đồng tham dự phiên họp có
trách nhiệm ký tên trong Biên bản họp Hội đồng. Người ghi Biên bản họp Hội đồng
do Thủ trưởng cơ quan thường trực Hội đồng phân công.
Chương III
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA CÁC CẤP
Điều 21. Mối quan hệ giữa Hội
đồng giám định y khoa cấp tỉnh với Hội đồng giám định y khoa các Bộ, Hội đồng giám
định y khoa cấp trung ương và Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối
1. Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có mối quan hệ
ngang cấp với Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định lần đầu,
giám định lại.
2. Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương và Hội
đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối là hội đồng cấp cao hơn Hội đồng giám
định y khoa cấp tỉnh.
Điều 22. Mối quan hệ giữa Hội
đồng giám định y khoa các Bộ với Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương và Hội
đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối
1. Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền
giám định phúc quyết có mối quan hệ ngang cấp với Hội đồng giám định y khoa cấp
trung ương.
2. Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối là
hội đồng cấp cao hơn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định
phúc quyết.
Điều 23. Mối quan hệ giữa Hội
đồng giám định y khoa cấp trung ương và Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần
cuối
1. Các Hội đồng giám định y khoa trung ương có mối
quan hệ ngang cấp với nhau.
2. Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối là
hội đồng cấp cao hơn Hội đồng giám định y khoa trung ương.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4
năm 2023
2. Thông tư số 52/2016/TT-BYT
ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn,
mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng giám định y khoa các cấp hết hiệu
lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giám định viên đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm
trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đến hết
nhiệm kỳ được bổ nhiệm. Trường hợp bổ nhiệm bổ sung hoặc bổ nhiệm giám định
viên mới kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực phải thực hiện theo quy định tại
Thông tư này.
2. Hội đồng giám định y khoa đã thành lập trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động đến hết nhiệm kỳ.
Điều 26. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh):
a) Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động và tập huấn về giám
định y khoa đối với Hội đồng giám định y khoa và cơ quan thường trực Hội đồng
giám định y khoa trong phạm vi cả nước;
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên
quan kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết hoạt động giám định y khoa của Hội đồng
giám định y khoa và cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa các cấp trên
phạm vi toàn quốc;
c) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc thành
lập Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương và phúc quyết lần cuối, bổ nhiệm,
miễn nhiệm Giám định viên, phân công chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật và giao
nhiệm vụ cụ thể đối với cơ quan thường trực của Hội đồng giám định y khoa cấp
trung ương;
d) Quản lý con dấu của Hội đồng giám định y khoa
phúc quyết lần cuối.
2. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ
Giao thông vận tải:
Chỉ đạo cơ quan quản lý về y tế và các cơ quan liên
quan tổ chức thực hiện, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Hội đồng
giám định y khoa và cơ quan thường trực thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Chỉ đạo Sở Y tế và các cơ quan liên quan tổ chức
thực hiện, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Hội đồng giám định y
khoa và cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh theo đúng quy định
tại Thông tư này;
b) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm
cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để khám chuyên khoa cho các đối tượng
giám định.
4. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động giám định y khoa của
Hội đồng giám định y khoa và cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa thuộc
thẩm quyền quản lý;
b) Kiểm tra, thanh tra hoạt động giám định y khoa của
Hội đồng giám định y khoa và cơ quan thường trực hội đồng thuộc thẩm quyền quản
lý; đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ hoạt động giám định y khoa hoặc xử lý vi
phạm theo thẩm quyền đối với Hội đồng giám định y khoa và cơ quan thường trực hội
đồng giám định y khoa thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm phối
hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng giám định y khoa và cơ quan thường trực
Hội đồng giám định y khoa các cấp được sử dụng cơ sở vật chất, trang
thiết bị y tế của đơn vị trong việc thực hiện giám định y khoa.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân, phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để
xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Xã hội của Quốc hội (để giám
sát);
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB (03b), PC (02b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
|
PHỤ LỤC SỐ 1
TRÌNH TỰ GIÁM ĐỊNH Y KHOA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
1. Xác định đối tượng giám định y khoa
a) Giám định y khoa lần đầu là việc thực hiện khám
giám định y khoa lần đầu cho đối tượng với cùng mục đích giám định, không phân
biệt nội dung yêu cầu giám định.
b) Giám định y khoa lại là việc thực hiện giám định
y khoa từ lần thứ hai trở đi cho các đối tượng đã được giám định y khoa lần đầu
với cùng mục đích giám định y khoa.
c) Giám định y khoa phúc quyết là việc thực hiện
giám định y khoa trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6
Thông tư này.
d) Giám định y khoa phúc quyết lần cuối là việc thực
hiện giám định y khoa đối với đối tượng quy định tại Điều 7
Thông tư này.
2. Kiểm tra đối chiếu
Người thực hiện giám định y khoa có trách nhiệm kiểm
tra, đối chiếu đối tượng giám định với một trong các giấy tờ sau đây: Giấy chứng
minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy khai sinh đối với
đối tượng dưới 14 tuổi hoặc giấy xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi
thường trú hoặc tạm trú có dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng
cỡ ảnh 4 cm nhân với (x) 6 cm, cách ngày lập hồ sơ không quá 06 (sáu) tháng và
đóng dấu giáp lai.
3. Khám tổng quát
Bác sỹ được Cơ quan thường trực Hội đồng giám định
y khoa giao thụ lý hồ sơ có trách nhiệm lập hồ sơ giám định, khám tổng quát và
trình Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa duyệt chỉ định
khám chuyên khoa (khám lâm sàng, cận lâm sàng) phù hợp với hồ sơ giám định do tổ
chức hoặc cá nhân người khám giám định đề nghị.
4. Khám chuyên khoa
Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận
về những nội dung theo chỉ định của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y
khoa. Trường hợp cần thiết phải hội chẩn chuyên khoa.
5. Hội chẩn chuyên môn
Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y
khoa chịu trách nhiệm tổ chức, chủ trì hội chẩn trước khi Hội đồng giám định y
khoa họp. Trường hợp cần thiết, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa mời
đối tượng, Giám định viên và các thành viên có liên quan khác tham dự.
6. Họp Hội đồng giám định y khoa
Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa thực hiện
theo Phụ lục số 3 ban
hành kèm theo Thông tư này và được lưu cùng hồ sơ khám giám định y khoa.
7. Ban hành Biên bản giám định y khoa
Biên bản giám định y khoa do cơ quan thường trực Hội
đồng giám định y khoa thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều
18 Thông tư này và được lưu cùng hồ sơ khám giám định y khoa.
8. Lưu trữ hồ sơ khám giám định y khoa
Hồ sơ khám giám định y khoa được quản lý, lưu trữ
theo quy định tại Thông tư số 53/2017/TT-BYT
ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời hạn bảo quản hồ
sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế.
PHỤ LỤC SỐ 2
MẪU BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH Y KHOA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
…………..
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH
Y KHOA1…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …./GĐYK-.2…
|
…., ngày...
tháng... năm …..
|
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH
Y KHOA
Giám định y khoa:………………………………..
3
Hội đồng Giám định
y khoa ………………………………………… 1
|
Đã họp ngày: ... tháng .... năm………….. để khám
giám định y khoa đối với
Ông/Bà: …………………………………………………………………………..
Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………..
Nơi thường trú: …………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại …………………………………………………………………….
CMND/CCCD:4
…………………………………..….Ngày..../..../….. Nơi cấp:
Số sổ bảo hiểm xã hội (nếu có):
…………………………………………………
|
Giám định y khoa theo đề nghị/giới thiệu của
………………….
Giấy giới thiệu/văn bản đề nghị số:………… ngày...
tháng……. năm…….. (nếu có)
Mục đích đề nghị/ giới thiệu giám định y khoa (nếu
có) …………………………………….
Đối tượng giám định y
khoa:………………………………………………………………….. 2
Nội dung cần giám định y khoa5
………………………………………………………………
Đang hưởng chế độ (nếu có) 6................................
tỷ lệ tổn thương cơ thể hưởng chế độ (nếu có) ………………………………………………….%
KẾT QUẢ KHÁM HIỆN
TẠI
- Tiền sử
- Kết quả giám định y khoa hiện tại
KẾT LUẬN
Căn cứ …………………………7…... ngày…… tháng….
năm …………………………
Hội đồng Giám định y khoa1………………………………..
kết luận:
Ông (bà): ………………………………………………………………..
Được xác định:……………………………………. 8 ………………….
Tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có) là:9…………….
%; (ghi bằng chữ ……………….%)
Tổng hợp với tỷ lệ % tổn thương cơ thể đã có thì tỷ
lệ % tổn thương cơ thể là: ….10…..% (ghi bằng chữ từng số………………….. )
Đề nghị11…………………………………………………………………………..
ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC
HOẶC ỦY VIÊN CHUYÊN MÔN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
T/M HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH 12
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
1 Tên Hội đồng giám định y khoa tổ chức
cuộc họp.
2 Ghi rõ đối tượng giám định y khoa, ví
dụ: Thương binh (TB), Bệnh binh (BB), Chất độc hóa học (CĐHH), Bệnh nghề nghiệp
(BNN), Giám định tổng hợp (TH), Tai nạn lao động (TNLĐ), Nghỉ hưu trước tuổi và
tuất (KNLĐ), Người khuyết tật (NKT), Khám tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS)...
3 Ghi rõ: giám định y khoa lần đầu/ giám
định y khoa lại (còn sót, bổ sung, tái phát, tỷ lệ tạm thời chuyển thành tỷ lệ
tổn thương cơ thể vĩnh viễn, tổng hợp...)/ giám định y khoa phúc quyết (vượt khả
năng chuyên môn: cá nhân, tổ chức không đồng ý…) giám định y khoa phúc quyết lần
cuối;
4 Trường hợp chưa có CMND/Thẻ căn cước
công dân thì ghi giấy tờ tùy thân hợp lệ khác (Hộ chiếu; Giấy khai sinh; giấy
xác nhận của công an cấp xã nơi đối tượng giám định cư trú kèm theo ảnh của đối
tượng giám định có đóng dấu giáp lai trên ảnh).
5 Nội dung cần giám định y khoa: ghi rõ
nội dung cần giám định (thương tật, bệnh tật, dị dạng dị tật, bệnh nghề nghiệp,
dạng tật/mức độ khuyết tật...) theo đề nghị của cá nhân/tổ chức.
6 Ghi rõ chế độ đối tượng giám định được
hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể hưởng (theo giấy giới thiệu, giấy đề nghị; nếu
có).
7 Ghi tên văn bản quy phạm pháp luật làm
căn cứ giám định y khoa phù hợp với đối tượng giám định.
8 Ghi rõ kết luận của Hội đồng theo Giấy
giới thiệu hoặc đề nghị giám định của tổ chức, cá nhân
Lưu ý: đối với đối tượng giám định là người
khuyết tật phải ghi rõ dạng tật và mức độ khuyết tật (nếu có);
9 Ghi kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể bằng
số và bằng chữ (nếu có);
10 Chỉ ghi trong trường hợp khám giám định
tổng hợp theo đề nghị của cơ quan, tổ chức và các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật.
11 Ghi các nội dung kiến nghị thuộc thẩm
quyền của Hội đồng (Ví dụ: Vượt khả năng chuyên môn, cần khám thêm chuyên
khoa/chỉ định làm thêm cận lâm sàng hoặc bổ sung giấy tờ cần thiết...);
12 Trường hợp Phó Chủ tịch hội đồng được
Chủ tịch hội đồng ủy quyền chủ trì phiên họp kết luận của Hội đồng thì ký thay
Chủ tịch Hội đồng tại ô (12): “KT. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG - PHÓ CHỦ TỊCH”.
PHỤ LỤC SỐ 3
MẪU BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
…………...
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH
Y KHOA1…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……/GĐYK -.2…
|
……, ngày ...
tháng... năm …….
|
BIÊN BẢN HỌP HỘI
ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA
Giám định y khoa:
................................. 3
Hội đồng giám định
y khoa ……………………………… 1
I. Thành phần tham dự (theo quyết định thành
lập Hội đồng)
1. Chủ trì: ……………………………………………………………..
2. Thành viên
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
3. Thành phần vắng mặt …………………………………………….
II. Thành phần được mời (nếu có) ………………………………….
III. Người ghi Biên bản họp
………………………………………………
IV. Nội dung họp
Thời gian họp …. ngày: ... tháng .... năm…… để giám
định y khoa đối với
Ông/Bà: …………………………………………………………………………
Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………
Nơi thường trú: ………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại …………………………………………………………………
CMND/CCCD: 4…………………………………Ngày..../..../…..
Nơi cấp:....
Số sổ bảo hiểm xã hội (nếu có):……………………………………………..
Giám định y khoa theo đề nghị/giới thiệu của
………………………………
Giấy giới thiệu/văn bản đề nghị số:……… ngày...
tháng….. năm……. (nếu có)
Mục đích đề nghị/ giới thiệu giám định y khoa (nếu
có)………………………….
Đối tượng giám định y khoa:……………………………………………………. 2
Nội dung cần giám định y khoa 5……………………………………………….
Đang hưởng chế độ (nếu có) ……….. 6……………
tỷ lệ tổn thương cơ thể hưởng chế độ (nếu có) ………………………………………………….%
KẾT QUẢ KHÁM HIỆN
TẠI
- Tiền sử
- Kết quả giám định y khoa hiện tại
- Thảo luận:
- Biểu quyết:
+ Số thành viên nhất trí với kết luận của Hội đồng
+ Số thành viên không nhất trí với kết luận của
Hội đồng (ghi rõ tên thành viên và ý kiến không nhất trí...)
KẾT LUẬN
Căn cứ……………………………...7 ... ngày…. tháng….
năm …………………..
Hội đồng Giám định y khoa1………………………………………………
kết luận:
Ông (bà): ………………………………………………………………………………
Được xác định:…………………………………………. 8 …………………………..
Tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có) là: ……..9…....%;
(ghi bằng chữ ……………..%)
Tổng hợp với tỷ lệ % tổn thương cơ thể đã có thì tỷ
lệ % tổn thương cơ thể là: ….10….% (ghi bằng chữ từng số………………… )
Kiến nghị11……………………………………………………………………………………
Buổi họp kết thúc …… ngày: ... tháng .... năm ………
Biên bản họp được lập thành ……… bản (ghi số lượng bản)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN HỌP
(Ghi rõ họ và tên và ký,)
|
T/M HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH 12
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|
Thành phần tham dự (theo quyết định thành lập
Hội đồng)
(Ghi rõ họ và tên và ký,)
1. ………………………………………………….
2. ………………………………………………….
3. ………………………………………………….
4. ………………………………………………….
5. ………………………………………………….
………………………………………………….
Thành phần được mời (nếu có)
…… ………………………………………………
…… ………………………………………………
Nơi nhận:
………………………………………………………………………………..
Ghi chú:
1 Tên Hội đồng giám định y khoa tổ chức
cuộc họp.
2 Ghi rõ đối tượng giám định y khoa, ví
dụ: Thương binh (TB), Bệnh binh (BB), Chất độc hóa học (CĐHH), Bệnh nghề nghiệp
(BNN), Giám định tổng hợp (TH), Tai nạn lao động (TNLĐ), Nghỉ hưu trước tuổi và
tuất (KNLĐ), Người khuyết tật (NKT), Khám tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS)...
3 Ghi rõ: giám định y khoa lần đầu/ giám
định y khoa lại (còn sót, bổ sung, tái phát, tỷ lệ tạm thời chuyển thành tỷ lệ
tổn thương cơ thể vĩnh viễn, tổng hợp...)/ giám định y khoa phúc quyết (vượt khả
năng chuyên môn; cá nhân, tổ chức không đồng ý...); giám định y khoa phúc quyết
lần cuối;
4 Trường hợp chưa có CMND/Thẻ căn cước
công dân thì ghi giấy tờ tùy thân hợp lệ khác (Hộ chiếu; Giấy khai sinh; giấy
xác nhận của công an cấp xã nơi đối tượng giám định cư trú kèm theo ảnh của đối
tượng giám định có đóng dấu giáp lai trên ảnh).
5 Nội dung cần giám định y khoa: ghi rõ
nội dung cần giám định (thương tật, bệnh tật, dị dạng dị tật, bệnh nghề nghiệp,
dạng tật/mức độ khuyết tật...) theo đề nghị của cá nhân/tổ chức.
6 Ghi rõ chế độ đối tượng giám định được
hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể hưởng (theo giấy giới thiệu, giấy đề nghị; nếu
có).
7 Ghi tên văn bản quy phạm pháp luật làm
căn cứ giám định y khoa phù hợp với đối tượng giám định.
8 Ghi rõ kết luận của Hội đồng theo Giấy
giới thiệu hoặc đề nghị giám định của tổ chức, cá nhân
Lưu ý: đối với đối tượng giám định là người
khuyết tật phải ghi rõ dạng tật và mức độ khuyết tật (nếu có);
9 Ghi kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể bằng
số và bằng chữ (nếu có);
10 Chỉ ghi trong trường hợp khám giám định
tổng hợp theo đề nghị của cơ quan, tổ chức và các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật.
11 Ghi các nội dung kiến nghị thuộc thẩm
quyền của Hội đồng (Ví dụ: Vượt khả năng chuyên môn, cần khám thêm chuyên
khoa/chỉ định làm thêm cận lâm sàng hoặc bổ sung giấy tờ cần thiết...);
12 Trường hợp Phó Chủ tịch hội đồng được
Chủ tịch hội đồng ủy quyền chủ trì phiên họp kết luận của Hội đồng thì ký thay
Chủ tịch Hội đồng tại ô (12): “KT. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG - PHÓ CHỦ TỊCH”.